Sự lợi hại của “Quốc võ” Việt Nam

Là “Quốc võ” của Việt Nam, Việt võ đạo – Vovinam sở hữu nhiều sát chiêu có thể khiến đối thủ gục ngã trong chớp mắt.

Cao thủ Vovinam “ẩn mình” trong Bộ Ngoại giao
Câu chuyện về một giảng viên nhiệt huyết với Vovinam

Đòn chân tấn công

Đây được coi là “đặc sản” nổi bật nhất của Vovinam.

Tuy nhiên khả năng áp dụng ngoài thực chiến khó hơn so với các kỹ thuật phản đòn và khóa gỡ (đề cập ở dưới), đòi hỏi người thực hiện phải tập luyện một cách cực kỳ thuần thục và linh hoạt.

Hệ thống đòn chân tấn công của Vovinam chia làm 21 chiêu, thực chất là dùng chân để tấn công vào điểm yếu hoặc quật ngã đối phương.

quoc-vo-viet-nam-triet-ha-doi-thu-trong-chop-mat (1)
Vovinam có nhiều đòn chân đẹp mắt nhưng chưa thật hiệu quả.

 

Đòn chân có thể dùng để đánh vào khớp cổ chân, khớp gối, bụng, mặt, gáy hoặc kẹp cổ để quật ngã đối thủ.

Nhìn chung các đòn chân của Vovinam bao gồm cả ưu và khuyết điểm. Ưu điểm rõ ràng nhất chính là tính chất bất ngờ và tạo ra lực tác động mạnh.

Tuy nhiên nhược điểm lại là khó thực hiện và trong thực tế có thể sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” nếu không thực hiện thành công.

Giả sử nếu bay người lên kẹp cổ đối phương mà… trượt thì rất dễ tạo cơ hội cho đối phương thực hiện các đòn phản công.

quoc-vo-viet-nam-triet-ha-doi-thu-trong-chop-mat (2)
Nếu bị đỡ đòn, người tấn công sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”95843″]

Vật và chỏ

Vật và chỏ là hai vũ khí được đánh giá rất lợi hại của Vovinam. Theo nhiều nhà nghiên cứu võ thuật, Vovinam có vật hiệu quả như Judo và chỏ như Muay Thái.

Mặc dù có bắt nguồn từ vật cổ truyền nhưng vật trong Vovinam được đúc kết và phát triển đi kèm với một số thế võ để trở nên “hiểm” hơn.

Thông thường khi luyện tập, các võ sinh sẽ được tập các thế vật riêng biệt sau đó tập ghép lại thành những bài đối luyện.

Trong khi đó các đòn đánh bằng cùi chỏ của Vovinam cũng rất đa dạng. Thông thường các võ sinh mới nhập môn đã bắt đầu được học về các thế chỏ (được tổng hợp thành bộ chỏ).

Các đòn đánh chỏ của Vovinam thường tấn công vào những vùng “nhạy cảm” và dễ tổn thương của đối thủ như thái dương, mặt, yếu hầu, cằm, hay đỉnh đầu…

Do tính chất sát thương cao của các đòn chỏ nên giống với Muay Thái, đòn này hoàn toàn bị cấm trong thi đấu thể thao.

Tuy nhiên nếu áp dụng ngoài thực chiến thì đây lại là đòn mang lại hiệu quả rất lớn.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”95844″]

Hệ thống phản đòn

Nhiều người lầm tưởng rằng, Vovinam – Việt võ đạo là môn thiên về biểu diễn.

Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác khi đây là môn võ được đánh giá rất cao ở khả năng thực chiến với rất nhiều đòn hiểm.

Trong đó, phải kể tới một hệ thống phản đòn cực kỳ hiệu quả. Phản đòn của Vovinam được chia làm 3 cấp độ, từ dễ đến khó.

Có hàng chục các kỹ thuật phản đấm, phản đòn đá, đạp, phản đòn khi đối phương dùng vũ khí…

quoc-vo-viet-nam-triet-ha-doi-thu-trong-chop-mat (3)
Phản đòn đấm trong Vovinam.

 

Hệ thống phản đòn của Vovinam thực tế không quá khó tập, có thể áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, độ tuổi và thể trạng sức khỏe.

Từ một em nhỏ đến một cụ già hoàn toàn có thể áp dụng các chiêu thức phản đòn của Vovinam.

Hệ thống này bắt nguồn từ nguyên lý liên hoàn của môn phái. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn có tối thiểu 3 động tác theo nguyên tắc “một phát triển thành ba”.

Giả sử, muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né.

Sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt, mặt hay yết hầu và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương.

Hoặc muốn phản lại đòn đá tạt, ta chủ động xoay người, đan chéo chân và dùng hai tay để bắt chân đối phương, sau đó thực hiện đòn “quét chém triệt” sở trường của môn phái.

Phản đòn chống vũ khí trong Việt võ đạo.
Phản đòn chống vũ khí trong Việt võ đạo.

Nói chung, có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ…), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc…), hoặc đòn tay kết hợp với đòn chân (chém quét, triệt ngã…).

Lối ra đòn này nhằm tạo lợi thế khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể trạng nhỏ bé nhưng nhanh lẹ và linh hoạt của người Việt Nam.

Đồng thời đây cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2 đòn ban đầu đánh chưa trúng đích.

Phản đòn của Vovinam được đánh giá rất thực chiến và nếu thực hiện đúng kỹ thuật và đủ lực, hoàn toàn có thể gây ra những chấn thương rất nặng cho đối thủ.

Khóa gỡ

Không giống các môn phái cổ truyền khác, Vovinam bao gồm hẳn một hệ thống các kỹ thuật khóa gỡ. Đó là những chiêu thức hóa giải và phản công khi bị đối phương khống chế.

Tương tự như hệ thống phản đòn, khóa gỡ cũng được chia làm 3 cấp độ tùy theo trình độ của từng học viên và cũng không quá khó để áp dụng ngoài thực chiến.

Thông thường ngay khi nắm vững các kỹ thuật căn bản (tấn, đấm, đá, té ngã…), các môn sinh Vovinam sẽ được tập luyện các kỹ thuật khóa gỡ (khi bị đối phương thực hiện các động tác khống chế như nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang…).

Để thực hiện một đòn khóa gỡ, giả sử khi bị đối phương bóp cổ từ phía sau, ta thực hiện hóa giải và phản công bằng cách:

Bước chân phải ra sau gài phía sau chân trái đối phương; tay phải đưa lên cao, cúi đầu và xoay người sang bên phải đồng thời chém mạnh tay xuống về hướng trái cho 2 tay đối phương bật ra.

Chân trái đứng trụ, đá chém tay phải chân phải (chém vào cổ và đá quét vào gót chân trái đối phương)…

Nhìn chung các đòn khóa gỡ tuy nhìn không hề đẹp mắt nhưng lại hiệu quả, có một số điểm khá giống với một số chiêu thức của các môn võ của phương Tây.

Screen Shot 2015-08-06 at 12.16.13 PM

Tổng hợp