Thầy tôi nay đã 90

(VoThuat.vn) – Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2009, Văn phòng Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đã tổ chức Lễ mừng thượng thọ Chưởng môn Lê Sáng. Đây cũng là lần cuối cùng, các môn đệ được trực tiếp chúc thọ Thầy. Sau buổi lễ, một môn sinh đã bày tỏ cảm xúc của mình qua bài viết Thầy tôi nay đã 90”. Bài viết này cũng đã được các môn sinh ở nước ngoài chuyển ngữ sang tiếng Anh và tiếng Đức.

Mười năm đã trôi qua, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay (2019), chúng ta đọc lại bài viết cũ để cùng nhau hồi tưởng những tháng ngày ấm áp bên Thầy.

Chưởng môn Lê Sáng cắt bánh mừng thượng thọ (18-11-2009)

Tôi bước chân vào lớp tập Vovinam lúc 14 tuổi tại võ đường số 61 đường Vĩnh Viễn (Sài Gòn) khi môn võ này bắt đầu khôi phục năm 1964. Cùng lớp với tôi có các anh Ngô Kim Tuyền, Trần Tấn Vũ (Trần Vui)… Sau 4-5 tháng tập luyện cùng võ sư Trần Huy Phong, lớp tôi được Chưởng môn Lê Sáng trực tiếp giảng dạy.

Thời gian trôi nhanh quá! Mới đó mà đã 45 năm được gần Thầy Chưởng môn, được trực tiếp nghe những lời giảng huấn, luyện tập những đường quyền, ngọn cước… với Thầy, tuy cũng có lúc phải gián đoạn vì mưu sinh. Những năm gần đây, vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi cũng như nhiều môn sinh Vovinam khác đều đến ngôi nhà số 31 đường Sư Vạn Hạnh – nơi Thầy đã dành trọn đời mình cho môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo – để chúc thọ Thầy.

Chưởng môn Lê Sáng chào đời vào tháng 8 năm 1920 trong một ngôi nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Theo cách tính tuổi truyền thống của người Việt, năm nay Thầy đã thượng thọ (90 tuổi). Năm 1940, Thầy theo tập Vovinam cùng Sáng tổ Nguyễn Lộc tại Trường Sư phạm Hà Nội. Từ duyên may đó, gần 70 năm qua, Thầy đã gắn chặt cuộc đời mình với biết bao thăng trầm của môn phái. Và trong quãng thời gian ấy, những cống hiến to lớn của Thầy cho môn phái khó lòng kể xiết.

Đại diện các môn đồ nước ngoài dự giải VĐTG đến chào Chưởng môn Lê Sáng tại Tổ đường (31-7-2009)

Tất nhiên, sự phát triển của môn phái Vovinam là quá trình đóng góp công sức của biết bao thế hệ võ sư, HLV, môn sinh và đông đảo người hâm mộ. Công lao là của tập thể, của nhiều thế hệ, nhưng tài năng của cá nhân cũng tác động rất mạnh mẽ và đôi lúc mang tính quyết định.

Khoảng giữa thập niên 1960, dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng song song với chỉ đạo phong trào, mỗi ngày trực tiếp huấn luyện hàng chục giờ cho nhiều đối tượng khác nhau; vậy mà biết bao đêm Thầy vẫn chong đèn viết sách để hệ thống lại những tư tưởng võ đạo của Sáng tổ Nguyễn Lộc. Đó là hệ thống tư tưởng hướng người môn sinh Vovinam đến một triết lý sống tốt đẹp: “Sống, để người khác sống và sống cho người khác”.

Theo triết lý sống này, người môn sinh Vovinam không chỉ rèn luyện, tổ chức cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp mà còn có trách nhiệm giúp người khác sống tốt đẹp và sẵn sàng hy sinh những quyền lợi tinh thần hay vật chất để phục vụ lợi ích chung của môn phái, của xã hội… Bên cạnh đó, nếu không có Thầy dày công vun đắp thì làm sao hệ thống kỹ thuật của Vovinam tương đối hoàn chỉnh như ngày nay. Rồi trong thời gian từ cuối thập niên 1980 đến khoảng giữa thập niên 1990, dù đã ngoài tuổi “thất thập cổ lai hy”, Thầy vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh hệ thống kỹ thuật cho phù hợp với giai đoạn mới – giai đoạn Vovinam bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài sau cột mốc đặt nền tảng ban đầu trên đất Pháp năm 1973.

Kính mời Thầy…

Thế nên, trong 2 bài viết về Vovinam trên báo Thanh Niên vào cuối tháng 7-2009 nhân Giải vô địch Vovinam thế giới lần 1 và vào đầu tháng 11-2009 nhân Asian Indoor Games lần thứ 3, tác giả Thanh Thảo đã nhận định rằng Vovinam là “môn võ học dạy về lòng xả kỷ”, “môn võ học có triết lý mở, nó không cố chấp nhưng luôn tự tin và biết tự giữ mình trong một thế giới đầy bất trắc và cám dỗ”, đó là “môn võ học hiện đại, biết thu hút và lan tỏa, hào sảng và nhân hậu đúng như tinh thần Việt, tính cách Việt” và “với Vovinam, người theo học nó, nhất là người Việt, còn biết tự sửa mình, vượt qua những cố chấp, nhỏ nhen, đố kỵ để sống tốt đẹp cho mình và cho đời”.

Không chỉ thế, trong lòng tác giả Thanh Thảo còn “dấy lên những cảm xúc khó tả” khi nhìn môn sinh Vovinam thi triển kỹ thuật bởi nó “vừa mạnh mẽ, tinh tế lại vừa rất bay bướm”, “cái đẹp đi liền với sức mạnh”, bởi trong kỹ thuật Vovinam “còn có sự kết hợp rất kỳ lạ giữa vẻ đẹp dũng mãnh và vẻ đẹp giữa sự quyết liệt và đức khoan dung”.

Mừng thọ Chưởng môn Lê Sáng (18-11-2009)

Năm trước, nhân đến dự Lễ kỷ niệm 70 thành lập môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo (1938-2008) tại CLB Văn hóa – TDTT Nguyễn Du (TPHCM), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng đã phát biểu: “Truyền thống 70 năm của Vovinam đến nay tuy chưa lâu nhưng đã chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa Việt Nam, ý chí Việt Nam, tài đức của con người Việt Nam. Đó là yêu hòa bình nhưng không chịu khuất phục trước bất công; đó là sáng tạo thiết thực, biết vượt lên những khó khăn trong hoàn cảnh của mình; đó là lấy yếu thắng mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, lấy tĩnh thắng động và như vậy góp phần tạo nên truyền thống con người Việt Nam”.

90 tuổi, tuy sức khỏe đã giảm sút nhất định theo quy luật thời gian nhưng Thầy vẫn sáng suốt, minh mẫn, lạc quan và sống an nhiên tự tại, khiêm nhường, giản dị. Không vợ con, chẳng có tài sản riêng tư, nhiều năm rồi Thầy vẫn ngủ trên chiếc ghế mây. Những năm gần đây, mỗi lần đến thăm Thầy, trò chuyện cùng Thầy, tôi lại học thêm đôi điều sâu sắc về quan niệm, cách hành xử… trong cuộc sống đời thường.

Mừng thọ Chưởng môn Lê Sáng (20-11-2008)

Ngồi nghe Thầy say sưa bình luận về những nhân vật trong Tam Quốc, tôi mới ngộ ra vì sao Quan Công lại có ảnh hưởng sâu rộng và được dân gian Trung Quốc, Việt Nam thờ cúng, trong lúc Khổng Minh Gia Cát Lượng chỉ được người dân nơi quê mình thờ phụng. Đôi lúc tâm tình cùng Thầy một vài việc còn băn khoăn; bằng trí tuệ và những trải nghiệm trong cuộc sống, Thầy luôn sẵn lòng gợi mở cho tôi một vài giải pháp “thấu tình đạt lý”…

Không ít lần Thầy khuyên các môn sinh Vovinam phải đoàn kết, nhất là trong hàng ngũ các võ sư cao cấp hiện nay. Thầy nói: “Các con có thể tranh luận hết lời nhưng sau đó thì nên làm việc hết lòng. Ngày trước, thầy Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Mạnh Hoàng, Phan Quỳnh, Ngô Hữu Liễn… vẫn thường tranh luận nhau rất sôi nổi, thậm chí gay gắt. Có lần mấy thầy ấy còn mời thầy về nhà nghỉ để khỏi bận tâm. Nhưng điều đáng quý là sau những cuộc tranh luận và đi đến thống nhất đó thì tất cả đều dốc lòng, dốc sức chăm lo công việc chung, chứ không hiềm khích cá nhân… Nhờ truyền thống này mà Vovinam mới vượt qua những thách thức trong giai đoạn khôi phục năm 1964”.

Mừng thượng thọ Chưởng môn 2009

Khoảng đầu thập niên 1990, Thầy còn nêu chủ trương “Thuận thiên, hòa nhân”. Thầy giảng giải rất sâu sắc về chủ trương này và tôi chỉ còn nhớ một vài ý chính. Thuận thiên là sống và hành xử hợp với các quy luật thiên nhiên và quy luật xã hội. Trời rét là một hiện tượng tự nhiên, chúng ta không thể nào né tránh mà phải thuận theo bằng cách mặc áo bông, hoặc đốt lò sưỡi. Đối với xã hội cũng thế. Mỗi quốc gia đều có pháp luật riêng; sống nơi nào chúng ta phải tuân thủ pháp luật nơi đó. Hệ tư tưởng, triết lý sống phương Đông và phương Tây cũng có nhiều dị biệt, không thể áp đặt buộc người phương Đông phải hiểu, phải sống như người phương Tây và ngược lại mà cần tìm cách dung hòa.

Võ sư Nguyễn Chánh Tứ chúc mừng Chưởng môn Lê Sáng thượng thọ (18-11-2009)

Có thể nói, thuận thiên là hiểu thời thế, sống và hành xử hợp với thời thế. Ngay cả việc phát triển Vovinam cũng phải tuân thủ theo xu thế thời đại, pháp luật từng nước và thông tục quốc tế mới có thể đạt kết quả tốt đẹp. “Hòa nhân” là biết sống, sống cho người khác, hành xử khéo léo, hợp với lòng người, từ đó mới hòa thuận với mọi người. Hòa thuận với mọi người sẽ tạo được bầu không khí vui vẻ, cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này có lợi cho cuộc sống cá nhân, gia đình và cả sự phát triển của môn phái. Mặt khác, nếu không hòa hợp, thuận thảo với mọi người thì khó tạo được sức mạnh tổng hợp để làm việc lớn. Muốn sống hòa thuận với mọi người, cần biết tự kiềm chế tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, tôn trọng người khác và đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà hành xử sao cho đảm bảo lợi ích chung của xã hội và của môn phái.

Võ sư Võ Danh Hải tặng hoa mừng Chưởng môn Lê Sáng thượng thọ (18-11-2009)

16 giờ 30 ngày 18-11-2009, buổi họp mặt chúc mừng Thầy thượng thọ đã diễn ra trong không khí ấm cúng tại Tổ đường Vovinam – Việt Võ Đạo với sự hiện diện của hơn 100 võ sư, HLV đến từ phong trào các tỉnh, thành, ngành (TPHCM, Cần Thơ, An Giang, Quân đội…) và một số nước. Sau khi võ sư Võ Văn Tuấn (Văn phòng Môn phái) đọc lời chúc thọ, võ sư Nguyễn Văn Chiếu (đại diện Liên đoàn Vovinam thế giới) và võ sư Võ Danh Hải (đại diện Liên đoàn Vovinam Việt Nam) cùng nhiều võ sư, HLV khác đã trân trọng tặng Thầy những bó hoa tươi thắm… Những ngày trước, Văn phòng Môn phái, Tổ đường cũng đã nhận được rất nhiều thư, điện hoa mừng thọ Thầy từ phong trào Vovinam khắp nơi trên thế giới gửi về… Hôm đó, Thầy rất vui. Nhìn Thầy cười, nói rung rinh chòm râu bạc, chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Và để đền đáp sự hy sinh to lớn, “dấn thân hiến ích” của Thầy cho sự nghiệp phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo, tôi lại tự hỏi: “Chúng con đã thực hiện những lời dạy dỗ của Thầy đến đâu? Chúng con đã làm được gì để xiển dương môn phái hay vẫn loay hoay trong cái vòng lẩn quẩn “bon chen, tị hiềm vì tiền tài, danh lợi, quyền lực cá nhân”?

Võ sư Nguyễn Văn Chiếu tặng hoa cho Chưởng môn Lê Sáng

Cùng nhau nhấp chút rượu vang, ăn miếng bánh kem…, dù không ai bảo ai nhưng những môn đồ Vovinam có mặt ngày hôm đó đều mong muốn sẽ còn được nhiều lần được dự lễ mừng thọ Thầy…

Tôi không có ý định viết tiểu sử Thầy và cũng không đủ khả năng thực hiện điều đó. Năm nay, 2009, khi Thầy bước sang tuổi 90, tôi chỉ xin ghi lại đôi điều về Thầy, như là một đóa hoa giản dị dâng lên Thầy thay lời mừng thọ.

Môn đồ Thiện Tâm

*******************

Từ bài viết gây xúc động này, nhân dịp Lễ kỷ niệm ngày mất của Chưởng môn Lê Sáng, các môn đồ trên thế giới đã dịch bài viết này sang các thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức… VoThuat.vn xin giới thiệu cùng bạn đọc một số bản dịch đó.

*******************

My Teacher Reached 90 Years Of Age

At the age of 14, I stepped into a class Vovinam martial arts on 61 Vĩnh Viễn street (Saigon) when this martial arts discipline restarted its movement in 1964. I attended the same class with master Ngô Kim Tuyền, master Trần Tấn Vũ (aslo known as Trần Vui)… After 4-5 months of practice with master Trần Huy Phong, my class has the privilege of being instructed directly by Grand Master Lê Sáng …

Time flew by too fast! I got to know and stayed near our Grand Master for 45 years already. During this time, I directly received his words of wisdom, and instructions on every kick and punch. There were also periods of interuption as I had to find ways to make a living . In recent years, on every Vietnam Teachers Day on November 20, I and many other Vovinam disciples came to the Grandmaster’s residence at 31 Su Van Hanh street, where he has dedicated most of his entire life to Vovinam-Việt Võ Đạo, to offer our best wishes.

Grand Master Lê Sáng was born in August 1920 in a house by the shore of Trúc Bạch Lake (Hà Nội). By the Vietnamese traditional way of calculating age (at beginning of a lunar year, everyone’s age increments by 1) this year he has reached 90 years of age. In 1940, my Master first trained in Vovinam martial arts with the founding Grand Master Nguyễn Lộc at Hanoi’s School of Pedagogy club. From that auspicious day, for nearly 70 years my Master’s life was closely tied to the ups and downs of this discipline. During this period, his great devotion and contribution to the discipline has been so significant that it is beyond my ability to describe.

Of course, the development of Vovinam is a joint effort with contributions from generations of martial arts masters, instructors, disciples, and a large base of followers. Although its tremendous growth is due to the collective effort by many members of this organization, the talent and devotion of a few no doubt has had great impacts and produced decisive outcomes. In the mid 1960’s, although his living conditions at the time were spartan and limited, the Grandmaster daily trained many disciples, directed the operations of Vovinam, and spent countless hours writing books to organize and systematize the martial arts philosophy of the founding Grand Master Nguyễn Lộc. This philosophy directs Vovinam disciples to uphold a high ideal: “Live for yourself, helping others to live, and living for other people.” According to this philosophy of life, a Vovinam disciple not only train and try to attain a decent quality of life for him/herself, but also has the responsibility to help others to live well and be prepared to sacrifice materially or spiritually to serve the common interests of the Vovinam discipline and the society at large. In addition, if it was not for his relentless research and innovative effort, how would the technical systems of Vovinam becomes relatively complete as we know it today? During the late 1980s to the mid-1990s, while already in his advanced age of 70, my Master continued to research, enhance and improve the technical system to adapt to the modern age. In this period, Vovinam began a strong expansion overseas, starting with a foundation originally set in France in 1973.

In two newspaper articles about Vovinam on Thanh Niên magazine published at the end of July-2009 on the first Vovinam World Championship and another one on November-2009 at the 3rd Asian Indoor Games, the author Thanh Thảo observed that Vovinam is “a martial art that teaches benevolence and service”. He also noted that Vovinam philosophy “is open-minded, yet promoting self confidence and self control in a world full of uncertainties and temptations” As such, it is “a modern martial art that knows how to attract and to grow according to the humane and chivalrous Việt spirit.” Thanh Thao further observed that “Vovinam disciples, particularly Vietnamese, know how to improve themselves, to overcome prejudice, pettiness, and disagreement to live peacefully and contribute to society”. Thanh Thảo also felt “strong, difficult to described emotions” when seeing Vovinam disciples performing techniques that are “powerful, sophisticated, and yet very elegant”. (Trinh’s note: I would cut out most of the description by Thanh Thao here since it doesn’t make sense in English) Last year, on the occasion of the 70th anniversary of establishment of Vovinam-Việt Võ Đạo (1938-2008) at the Culture and Sport Club of Nguyen Du (HCM City), Deputy Prime Minister Nguyễn Thiện Nhân also said: “The 70 year tradition of Vovinam is not long but it already embodied the cultural values of Vietnam, Vietnam’s will power, talent and virtue of the people of Vietnam. We are peace loving, but indomitable in the face of oppression and injustices. We are realistic and innovative, able to overcome our own difficulties and disadvantages. We know how to beat stronger opponents despite our weaknesses and to overcome bigger enemies despite our small size. These values contribute to the development of the tradition of the Vietnamese people”.

At 90 years old, my Master is still very sharp, optimistic, stoic, humble. He lives simply and without worry though his health has declined in accordance to the natural laws. He is unmarried and does not own any private property. For many years my Master still sleeps on a rattan chair. In recent years, in each visit to my Master, I learned and gained more insights about his view points, behaviors and conducts that I can apply in daily lives. Sitting there and listening intensely to his comments about the characters in the saga of Three Kingdoms, I realize that why Guan Yu has profoundly influenced the common people of China and why many Vietnamese also worshiped him, while Zhuge Liang is only worshiped by the peasants of his birth place. Sometimes I discussed a few matter of concern with Master. With his wisdom and life experience, my Master always was willing to suggest sensible solutions that has “compassion and logics”…

Many times my Master urged Vovinam disciples to be united, especially among the high-ranking masters. He often said: “you can argue freely until words run out but afterward, you should work together wholeheartedly. In the old days, Masters Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Mạnh Hoàng, Phan Quỳnh, Ngô Hữu Liễn… often had lively debate that turned into harsh arguments. A few times, the masters asked me to go to rest so their argument won’t disturb me. The commendable thing is that after the debate and having reached consensus, they were all unified in taking care of the common interests, rather than keeping personal grudges… Because of this tradition, Vovinam was able to overcome many challenges during the recovery period in 1964.

In the early 1990s, my Master proposed the approach of “Thuận thiên, hòa nhân” (which literally means ”Living in accordance with the will of Heaven and in harmony with mankind”. He explained in details this profound philosophy but I could only remember a few main ideas. “Living in accordance with the will of Heaven” is to live and act in accordance to the laws of nature and the laws of society. For example, if the weather turns cold, we cannot avoid it by doing nothing, but must adapt by wearing warm clothes or heating our home. Similarly each country has its own laws. We must comply with the law in the country where we live. Westerners and Oriental people have different philosophies and mind set. We cannot force Orientals to live and think like Westerners and vice versa. Instead, we ought to seek common ground. Said another way, “Living in accordance to the will of Heaven” is to understand the time and place one is living in and use that understanding to adapt accordingly. In growing Vovinam abroad, we must likewise adapt to the laws of each country, international standards, and the trends of the time in order to achieve success.

“Living in harmony with mankind” is knowing how to live for oneself, living for others, conducting oneself properly, and gaining other people’s respect and appreciation. By doing all these, we can achieve harmony with other people and create a happy environment where understanding, compasssion, and mutual assistance may flourish. In addition, living according to this philosophy is beneficial for our own personal life, family and the development of our discipline. On the other hand, if we cannot achieve harmony and agreement with others, it would be difficult to harness the synergy necessary to achieve our goals. To live in harmony with all people, we must respect others, know how to keep our own ambition and desire in check, be able to put ourself in other people’s situations, and be willing to take action that protect the common interests of society and of the discipline.

At 4:30 pm on November 18-2009, a warm and cordial gathering took place at the Altar Hall of Vovinam-Việt Võ Đạo. More than 100 martial arts masters and instructors from many provinces, cities, and governmental departments (HCM City, Cần Thơ, An Giang, Military…) came to congratulate my Master on his birthday. Also present was a number of disciples from other countries. After master Võ Văn Tuấn (representing the Central office of Vovinam) read out the birthday wishes, master Nguyễn Văn Chiếu (representing the Vovinam-Việt Võ Đạo World Federation), master Võ Danh Hải (representing Vietnam Vovinam Federation), and many other masters and instructors came to offer him fresh flower bouquets… A few days before, the Central Office and Altar Hall office have also received many letters, e-flower wishing him longevity from Vovinam disciples around the world… On that day, my Master was very pleased. Seing him smiling and chatting away lively in his silver beard, we were very emotional. To repay my Master for his great “life time dedication” and sacrifice for the development of Vovinam-Việt Võ Đạo, I asked myself: “how much have we carried out our Master’s teaching? What have we done to spread the teaching or or are we still going around in a frustrating circle of “competition, jealousy, and pursuing our own profit and personal gain?”

Everyone toasted each other a glass of wine or enjoyed an ice cream cake at the celebration of my Master’s birthday. Though no one said it out loud, all Vovinam disciples present that day shared the same desire, to be able to wish him many more birthdays to come…

I do not intend to write my Master’s biography and am not capable of doing that. This year, 2009, when my Master turns 90, I just want to write a few thoughts about my Master. It is a simple flower to present to my Master instead of a birthday wish…

(Translation to English by Trinh Do)

*******************

Mein Meister wird 90 Jahre alt

Ich trat einer Vovinam- Klasse im Alter von 14 Jahre in Vinh Vien Avenue 61 in Saigon bei, als diese Kampfkunst ihre Bewegung 1964 wiederaufnahm. Ich besuchte die gleiche Klasse wie Meister Ngo Kim Tuyen, Meister Tran Tan Vu (auch bekannt als Tran Vui) … Nach 4-5 Monaten des Trainings unter Meister Tran Huy Phong hatte meine Klasse das Privileg Anweisungen und Unterrichte direkt von Großmeister Le Sang zu erhalten.

Die Zeit vergeht zu schnell! Ich stehe neben unseren Großmeister nun für 45 Jahre, jedes Wort hörend welches er uns lehrt, jeden Tritt und Schlag welchen er korrigiert … Aber es gab auch Abschnitte der Unterbrechung, hervorgerufen durch die Lebensumstände. In den heutigen Jahren kommen, sowie ich auch viele andere Vovinam-Schüler, jeden 20. November zu seinen Wohnort in der Su Van Hanh Avenue 31, wo unser Meister einen Großteil seines Lebens Vovinam – Việt Võ Đạo gewidmet hat, um ihn unsere besten Wünsche zu übermitteln.

Lehrmeister Lê Sáng wurde im August des Jahres 1920 in einen Haus am Ufer des Truc Bach Lake (Ha Noi) geboren. Nach der vietnamesischen traditionellen Art das Alter zu berechnen (zum Beginn eines Mondjahres jedermanns Alter erweitert sich um eins), erreichte er dieses Jahr das Alter von 90 Jahren. Im Jahr 1940 trainierte unser Meister das erste Mal die Kampfkunst Vovinam unter dem Gründermeister Nguyễn Lộc an der Schule für Pädagogik in Hanoi. Von diesem glückverheißenden Tag an waren nahezu 70 Jahre des Lebens unseres Meisters eng verbunden mit den Höhen und Tiefen Vovinams. Während dieses Zeitraums war seine große Zuneigung und sein Beitrag zu der Kampfkunst so bedeutend, dass es jenseits meiner Fähigkeiten es zu beschreiben liegt.

Selbstverständlich ist die Entwicklung von Vovinam ein gemeinsamer Verdienst mit Beiträgen von mehreren Generationen von Kampfkunstmeistern, Trainern, Schülern und einer großen Anhängerschaft. Obwohl es der zusammengefasste Verdienst von vielen Mitgliedern der Organisation ist, so ist es jedoch sein individuelles Talent, welches große Auswirkungen hatte und das endgültige Ergebnis produziert hatte. Um 1960 herum, obwohl die Lebensumstände zu dieser Zeit begrenzt waren und er täglich den Arbeitsablauf der Bewegung führte, spendete er selbst viele Stunden, um das Training für viele verschiedene Schüler bereitzustellen – und noch viel mehr, jede Nacht blieb das Licht im Zimmer unseres Meisters erleuchtet, als er die Gedanken und Ideale des Gründermeisters Nguyễn Lộc systematisierte und erläuterte, um sie in Büchern niederzuschreiben. Dieses System von Gedanken leitet Vovinam-Schüler zu einer hervorragenden Lebensphilosophie: „Lebe für dich selbst, helfe anderen zu leben und lebe für andere Menschen.“ Entsprechend dieser Lebensphilosophie soll ein Schüler Vovinams nicht nur trainieren und respektable Lebenseigenschaften für sich aufrecht erhalten, sondern auch die Verantwortung annehmen, anderen zu helfen, ein annehmbares Leben zu führen und sich vorbereiten die Schüler materiell zufrieden zu stellen und geistig ihren gemeinsamen Interessen und denen der Gesellschaft im Ganzen zu dienen. Außerdem, wenn es nicht sein unermüdlicher Einsatz war, wie hätte das technische System von Vovinam dann so vollständig entwickelt werden können, in einer Form, wie wir es heute kennen? Während der späten 80er bis zur Mitte der 90er Jahre, als er bereits über sein „ that thap co lai hy“ Alter (70 Jahre zu überleben, ist – egal ob in der Vergangenheit oder der Zukunft – außerordentlich) hinaus war, fuhr unser Meister fort die Techniken von Vovinam weiter zu erforschen, zu erweitern und zu verbessern, um es der Moderne anzupassen – in einer Zeit, als Vovinam auch Übersee stark expandierte, nach dem geschichtlichen Meilenstein, als die Gründung ursprünglich 1973 in Frankreich begann.

Nach dieser Entwicklung beobachtete der Autor Thanh Thảo in zwei Zeitungsartikeln über Vovinam, veröffentlicht in der Thanh Nien Zeitschrift Ende Juli 2009 in einen Artikel, über die ersten Vovinam Weltmeisterschaften und in einen anderen im November 2009, anlässlich der dritten Asian Indoor Games, dass Vovinam „eine Kampfkunst ist, welche Nächstenliebe lehrt“, „eine offene Philosophie der Kampfkunst“, „sie ist nicht engstirnig, sondern stets immer darauf ausgerichtet Selbstvertrauen und eine hohe Rechtschaffenheit in einer Welt voller Ungewissheiten und Versuchungen zu fördern“, sie ist „eine moderne Kampfkunst, welche sich gänzlich ihrer Werte zur wählerischen Aufnahme und Verbreitung bewusst ist, stolz und menschenfreundlich, wie der vietnamesische Geist und der vietnamesische Charakter“ und „ mit Vovinam, diejenigen, die es erlernen, besonders die ernsthaften Schüler, lernen sich selbst zu verbessern, Vorurteile, Kleinlichkeit und Missverständnisse zu überwinden, um ein gutes Leben für sich und die Gesellschaft zu führen“. Nicht nur das, auch im Herzen des Autors Thanh Thảo „werden Gefühle wach, die schwierig zu beschreiben sind“, wenn er Vovinam-Schüler Techniken vorführen sieht, weil sie „kräftig, anspruchsvoll und zugleich sehr elegant sind“, „Kraft verbunden mit Herrlichkeit“, weil die Techniken Vovinams eine „sehr außerordentliche Kombination zwischen Schönheit der Kraft und der Schönheit der Entschiedenheit und der Toleranz“ aufweisen.

Letztes Jahr zur Zeremonie des 70. Geburtstages der Gründung von Vovinam – Việt Võ Đạo (1938 – 2008) im Kultur und Sportverein in Nguyen Du (Ho-Chi-Minh-Stadt), Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan sagte auch: „Obwohl 70 Jahre Tradition von Vovinam nicht lange sind, so enthält sie doch die kulturellen Werte von Vietnam, Vietnams Willensstärke, Talent und Tugend der vietnamesischen Bevölkerung. Es ist die Liebe zum Frieden aber niemals sich der Ungerechtigkeit unterzuordnen; es ist die zweckmäßige Schöpfungskraft, Schwierigkeiten zu überwinden, welche im eigenen Umkreis auftauchen; es ist das Prinzip „schwach besiegt stark“, „klein besiegt groß“, der Vorzug der Ausgeglichenheit gegenüber der Überaktivität und deshalb gehört es zu den Traditionen der Bevölkerung von Vietnam.“

Mit dem Alter von 90 Jahren, verschlechterte sich seine Gesundheit entsprechend dem Gesetz der Zeit, aber unser Meister ist immer noch sehr scharfsinnig, intelligent, optimistisch, stoisch, bescheiden und einfach. Er blieb unverheiratet ohne Kinder, keinen privaten Eigentum und wie schon seit vielen Jahren schläft unser Meister immer noch auf einen mit Rattan geflochtenen Stuhl. In den letzten Jahren, bei jedem Besuch unseres Meisters, um mich mit ihm zu unterhalten, lerne ich tiefergehendes Wissen kennen über Sichtweisen, Verhalten und Handlungsweisen…welches ich in meinen täglichen Leben nutzen kann. Bei ihm sitzend und seinen Erläuterungen über die Charaktere in der Legende über die drei Königreiche aufmerksam folgend, begreife ich, warum gerade Kwan Kong das chinesische Volk zutiefst beeinflusst hat und auch die Vietnamesen verehren ihn, während Zhuge Liang Kong Ming nur verehrt wird durch die Bauern seines Geburtsortes. Manchmal diskutiere ich einige besorgniserregende Angelegenheiten mit unseren Meister, aber mit seiner Weisheit und Lebenserfahrung ist unser Meister immer bereit und empfiehlt Lösungen, welche barmherzig und logisch sind…

Sehr oft hat unser Lehrmeister alle Vovinam Schüler zur Einigkeit aufgerufen, besonders in den Reihen der hochrangigen Meister. Der Lehrmeister sagte: „Ihr könnt euch solange streiten bis ihr sprachlos seid, aber dann solltet ihr mit eurem ganzen Herzen zusammenarbeiten.” In früherer Zeit gab es reg hafte, teils heftige Debatten unter den Meistern Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Mạnh Hoàng, Phan Quỳnh und Ngô Hữu Liễn. Einige Male baten die Meister den Lehrmeister höflich nach Hause zu gehen, damit ihr Streitgespräch ihn nicht stört. Wie dem auch sei, erwähnenswert ist, dass im Endeffekt alle zusammenarbeiteten und ihre persönlichen Ungereimtheiten unter einander ablegten. Aus dieser Tradition heraus überwand Vovinam alle Herausforderungen, die die Periode des Wiederaufbaus 1964 mit sich brachte.

In den frühen 90er Jahren setzte sich der Lehrmeister verstärkt für den Grundsatz „Thuận Thiên, Hòa Nhân” oder „Dem Himmel folgen, mit den Mitmenschen in Harmonie leben” ein. Unser Lehrmeister erläuterte diesen Grundsatz, aber ich kann mich nur an ein paar Hauptpunkte erinnern. „Im Einklang zu leben” heißt, nach den Gesetzten der Natur und Gesellschaft zu leben und zu handeln. Wenn das Klima kühl wird können wir es nicht vermeiden uns wärmer anzuziehen oder ein Feuer zu entzünden. Das gleiche gilt für die Gesellschaft, jedes Land hat seine eigenen Gesetze und wo immer wir auch leben, wir müssen uns der jeweiligen Gesetzeslage anpassen. In den Ideologien und Philosophien des Ostens und des Westens gibt es Unterschiede, und wir sollten beide nicht dazu zwingen die Vorstellungen des jeweils anderen zu verstehen und danach zu leben, aber wir müssen eine gemeinsame Basis finden. Man kann sagen „Dem Himmel folgen” meint, die wichtigen Punkte der Zeit und des Lebens zu verstehen und sich dem entsprechend angemessen zu verhalten. Sogar bei der Weiterentwicklung von Vovinam müssen wir mit der Zeit gehen, Trends aufgreifen, die Gesetze der jeweiligen Länder beachten und die internationale Entwicklung kennen, um gute Resultate zu erzielen. „Mit den Mitmenschen in Harmonie leben” heißt zu wissen, wie man selbst leben möchte, für andere zu leben und weise zu handeln, wenn es um die Anliegen anderer geht. So erreicht man Harmonie mit jedem. Ein harmonisches Zusammenleben schafft eine sympathische Atmosphäre, in der es Spaß macht zu leben und in der sich alle gegenseitig unterstützen. Dies kommt dem persönlichen Leben und der Familie zu gute, genauso wie der Entwicklung unserer Kampfkunst.

Andererseits, wenn Harmonie und Einklang nicht erreicht werden, wäre es schwer den notwendigen Zusammenhalt herzustellen, um unsere wichtigsten Ziele zu erreichen. Um in Harmonie mit unseren Mitmenschen zu leben sollten wir die eigenen Interessen zurückstellen, andere respektieren und uns in Ihre Lage versetzen, um die gemeinsamen Interessen der Gesellschaft voranzubringen und so auch unsere Kampfkunst.

Um 16:30 am 18. November 2009, fand ein herzliches Treffen in der Altarhalle des Vovinam Việt Võ Đạo statt, um unserem Lehrmeister zu gratulieren. Zu diesem Anlass waren mehr als hundert Meister und Trainer aus verschiedenen Provinzen, Städten, Berufsfeldern und aus Übersee gekommen (HCM City, Cần Thơ, An Giang, Militär…).

Nachdem Meister Võ Văn Tuấn (Zentrale des VVNVVD) die besten Glückwünsche verlesen hatte, wurden ihm von Meister Nguyễn Văn Chiếu (Vertreter der VVNVVD World Fedewration) und Meister Võ Danh Hải (Vertreter der VVNVVD Föderation Vietnam) und vielen anderen Meister und Trainern frische Blumensträuße überreicht.

In den Tagen zuvor erhielten die Zentrale und das Büro der Altarhalle unzählige Briefe und Emails mit Glückwünschen von Vovinamschülern aus aller Welt. An diesem Tag war unser Lehrmeister sehr zufrieden. Es berührte uns alle sehr ihn so zu sehen, wie er lächelte und lebhaft durch seinen silbernen Bart plauderte. Ich fragte mich wie wir unserem Lehrmeister, der sich sein Leben lang für Vovinam und dessen Entwicklung engagiert und aufgeopfert hat etwas zurückgeben können. “Wie gut haben wir die Lehren unseres Meisters verbreitet? Was haben wir getan um die Lehren zu verbreiten, oder bewegen wir uns immernoch in einem Teufelskreis aus Wettbewerb und Abscheu, um uns selbst zu bereichern?”

Als wir mit einem Glas Wein anstießen und Sahnekuchen mit unserem Lehrmeister aßen, wünschten wir uns alle, auch wenn es niemand laut aussprach, daß er noch viele Geburtstage feiern wird.

Es ist nicht meine Absicht die Biographie unseres Lehrmeisters zu schreiben, dazu bin ich nicht in der Lage. Aber in diesem Jahr, 2009, wird unser Lehrmeister 90 Jahre alt und ich möchte ein paar Gedanken über unseren Lehrmeister zu Papier bringen, eine symbolische Blume an Stelle eines Geburtstagsgrußes.

(Translation to Deutsch by Kevin Trung Cao)


Tin liên quan:

Vovinam quận Bình Tân – 10 năm vươn mình khẳng định vị thế

Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM 2 lần liên tiếp xưng vương tại Giải vô địch Vovinam sinh viên toàn quốc

Vovinam Đồng bằng sông Cửu Long – Nhìn lại chặng đường 50 năm hình thành và phát triển