Tung yêu (Lỏng eo) trong Thái Cực Quyền (TCQ) là eo không dụng lực căng thẳng , không mảy may kình cương mà eo phải tung , nhuyển , linh hoạt , thuận cho sự biến hóa của động tác và sự biến hóa hư thực.
Giải mã hai chữ “Thái Cực” trong Thái Cực Quyền
Phân thế trong Thái Cực Quyền
Ðể hiểu rõ vấn đề này , trước hết cần nói vế sự cấu tạo của eo. Thông thường mà nói , eo là khoảng giửa của hai bên lưng và thân . Giửa lưng là một cột xương sống. Cột xương sống do nhiều đốt xương tạo thành. Trong mỗi đốt xương sống này có một lớp nhuyển cốt . Lớp nhuyển cốt này mềm dai và có tính đàn hồi , nhờ đó mà cột xương sống có tính chất dẻo dai, linh hoạt . Các nhóm cơ ở eo chủ yếu gồm có : yêu đại cơ , yêu phương cơ, yêu bối cân mô . Các cơ này dính với xương cốt , cơ thể , hình thành sự vận động.
Ðặc tính của cơ là có thể co duỗi , và dưới sự khống chế của hệ thần kinh các cơ ấy hoạt động một cách có quy luật – ý muốn căng thẳng hay buông lơi thì các cơ ấy sẽ co thắt căng thẳng hay buông lỏng . Khi các cơ ở eo căng thẳng thì các cơ ở tứ chi cũng căng thẳng lên , như vậy nếu thịt xương ở eo mà căng thẳng thì sự chuyển động không còn linh hoạt nữa ; ngược lại nếu thịt xương ở eo được buông lỏng , các quan tiết lỏng lẻo , trong bắp thịt lỏng , các bộ phận như tứ chi sẽ vận dụng một cách tự nhiên . Buông lỏng eo trong TCQ là như vậy .
Tại sao phải buông lỏng eo? Ít nhất là có hai lý do:
1. Như đã nói trên, có buông lỏng eo thì thân mới linh hoạt, không ngạnh kình (cứng ngắc) , mới không gây ảnh hưởng trên sự hoạt động của chân tay .
2. Có buông lỏng eo mới dụng ý được . TCQ chủ trương dụng ý bất dụng lực , mà cái động của ý do eo thể hiện trước tiên , đó là ý nghĩa câu: Mệnh ý nguyên đầu tại yêu tế ” chính vì eo là chủ tể của thân, chỉ khi nào eo tung nhuyễn linh hoạt mới có thể khống chế các bộ phận khác của thân thể , mới có thể biến hóa hư thực dễ dàng .
Cũng nên nói rõ thêm một chút , tung yêu có phải là eo hoàn toàn mềm lỏng (tung nhuyễn) không sức hay không ? Hiểu như vậy là hoàn toàn sai lầm ! Bởi vì “sự buông lỏng” (tung) eo ở đây là sự buông lỏng dưới tác dụng của ý thức , chứ tuyệt không phải là cái eo thực sự vô lực như ở eo của một số người yếu đuối mềm nhũng không có chút lực nào . Cũng cần nên biết rằng kình trong TCQ được vận dụng một cách cương nhu tương tế (cứng mềm đắp đổi) , lúc cương lúc nhu , lúc thì buông lỏng mềm mại , lúc thì quyết liệt . Yêu cầu về “Kình” là “Cực nhu nhuyễn nhi hậu cực kiên cương” có đạt được mới là thỏa đáng vậy .
Cách thực hiện tung yêu là như sau:
1. Trước hết , eo và toàn thân không được kình cương , nếu còn kình cương tức là chưa được tung yêu .
2. Trong một số động tác , bắt buộc phải tung yêu, như: Lúc hướng trước mại bộ (thả chân đạp một bước), ở Lâu tất ảo bộ cần phải tung yêu, ở Ban lan trùy và Phiến thông bối, lúc quyền hoặc chưởng duỗi ra cần phải tung yêu; lúc thực hiện sự lên xuống ở Ðơn tiên hạ thức , Ðề thủ thượng thức cần phải tung yêu.
3. Ðồng thời với tung yêu, thân phải giử cho trung chính an thư, vì lư trung chính , đỉnh đầu huyền, hàm hung bạt bối, nếu không thì cố thử thất bỉ (giử được đìểm này mà không giử được điểm kia).
Q.B (Sưu tầm)
Nguồn: Maxreading