Nếu bạn là tuýp người luôn muốn thử thách bản thân với mức tạ lớn hơn sau mỗi một khoảng thời gian luyện tập, bạn hẳn đã rất quen thuộc với việc sử dụng đai lưng tập gym. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sử dụng loại đai này, bài này cũng rất hữu ích nếu như một ngày bạn bỗng dưng muốn thử.
4 động tác tập cơ vai cho người mới bắt đầu
6 động tác đơn giản cho một cơ bụng 6 múi hoàn hảo
Đai hỗ trợ là loại đai được quấn quanh bụng để bảo vệ cột sống trong các bài yêu cầu tư thế ngồi, đứng hoặc gập người nâng tạ. Mặc dù đã có nhiều bài viết phê phán việc sử dụng đai hỗ trợ sẽ khiến cho cột sống trở nên phụ thuộc và sẽ không thực sự khỏe mạnh. Điều đó chỉ xảy ra khi người tập quá lạm dụng đai hỗ trợ. Hãy sử dụng 4 gợi ý sau đây để trở thành người luyện tập thông minh:
1. Hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của đai hỗ trợ
Bản thân đai lưng tập gym không có chức năng nâng đỡ và bảo về cột sống. Chúng phải được kết hợp với kỹ thuật thở đúng để thực sự phát huy tác dụng.
– Trong nhịp hít vào, thay vì hít vào lồng ngực, bạn cần hít sâu và đẩy hơi xuống bụng khiến thể tích bụng tăng lên. Đai hỗ trợ sẽ ngăn cản điều này khiến cho áp suất quanh vùng bụng tăng lên, giữ cho cột sống được vững chắc hơn.
– Thở ra thật chậm để giữ áp suất giảm từ từ
Vì vậy, cần thường xuyên luyện tập kỹ thuật thở này để trở thành một phản xạ mỗi khi sử dụng đai hỗ trợ.
2. Khi nào thì nên đeo đai hỗ trợ
Đai lưng tập gym hỗ trợ thường được dùng khi tập nặng với các bài phức hợp như Deadlift, Squat, đứng hoặc ngồi đẩy tạ qua đầu, thậm chí là các bài đứng nhún vai, xách tạ 2 bên… Bất kỳ khi nào bạn cảm thấy không yên tâm với mức tạ mà bạn đang luyện tập hoặc dự định tăng. Trong trường hợp nâng mức tạ, bạn có thể bắt đầu đeo đai từ hiệp trước đó.
3. Đeo đai chặt thế nào là đủ
Nếu đeo đai lưng tập gym chặt quá, bạn sẽ khó thực hiện bài tập nhưng nếu đeo lỏng quá thì sẽ mất tác dụng hỗ trợ. Độ chặt lý tưởng thường là bạn có thể nhét được bàn tay của mình vào giữa bụng và đai đeo.
4. Đeo đai lưng tập gym vào vị trí nào là đúng
Nguyên tắc chung rất đơn giản: “Bạn phải cảm thấy thoải mái và không bị cản trở khi luyện tập”. Phần mép dưới của đai không cản trở chuyển động của hông (trong các bài gập người). Phần mép trên của đai không ép vào xương sườn. Bạn có thể phải căn chỉnh một chút tùy thuộc vào dạng bài mà mình định thực hiện.
Có thể bạn quan tâm: 15 bài tập cơ lưng săn chắc
[jwplayer player=”1″ mediaid=”84914″]
Thành Luân