Chúng ta đã được đọc qua các bài về kiếm Nhật Katana, Tanto, Wakizashi… nhưng hiển nhiên, thông tin về những thanh kiếm Việt Nam lại cực hiếm có. Hôm nay, VoThuat.vn mời quý bạn đọc tham khảo bài viết Bí ẩn những kiếm Việt Nam mà chúng tôi đã cố gắng chắt góp từ những kiến thức ít ỏi và tổng hợp thành.
Choáng với độ bền của thanh Katana Phi Long
Kiếm Katana – biểu tượng đẳng cấp hiệp sĩ Nhật
Tại Việt Nam, đỉnh cao là thời đồ đồng Đông Sơn, ông cha chúng ta đã sản xuất những loại đoản kiếm (dao găm) có hình dạng rất đẹp. Một số đoản kiếm được phát hiện như: đoản kiếm làng Cả (Vĩnh Phú), đoản kiếm làng Vạc (Nghệ An), đoản kiếm chuôi tượng (Thanh Hóa)…
Sau thời đất nước ta bị giặc Tàu đô hộ thì kỹ thuật đúc trống đồng Đông Sơn bị thất truyền, và kỹ thuật đúc kiếm cũng bị mai một theo. Đến nay chúng ta không thể biết làm sao cha ông ta đúc được những trống đồng với kỹ thuật cực kỳ tinh xảo và khi gióng lên thì tiếng trống làm kinh hồn giặc Bắc, và những loại binh khí cổ truyền của người Việt cổ như kiếm, búa, lao, tên, nó chỉ còn lưu lại trong huyền sử thời Hùng Vương cũng như nỏ thần An Dương Vương…
Vào các thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần (968-1400), kiếm đã được sử dụng rộng rãi trong quân đội, nhưng rất tiếc chúng ta không có nhiều tài liệu còn lưu lại để biết được hình dạng kiếm và cách luyện kiếm vào các thời này
Đến thời Hậu Lê chúng ta có truyền thuyết rùa thần dâng kiếm cho Lê Lợi và khi cuộc kháng chiến chống Minh thành công, Lê Lợi đã hoàn trả kiếm cho rùa thần và ngày nay chúng ta có hồ Hoàn kiếm ở Hà Nội. Người viết biết được gần đây ở Việt Nam có khai quật được một số lớn kiếm của nghĩa quân Lam Sơn nhưng khi viết bài này không có tài liệu trong tay nên không dám lạm bàn về kiếm thời Hậu Lê.
Đến thời Chúa Nguyễn và hai nhà Nguyễn sau này (Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh), đất nước ta là ngã ba thông thương giữa các nước qua ngã cửa biển Hội An, cũng như có cuộc chiến tranh với Xiêm, Tàu và Pháp, nên tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều loại kiếm với hình dạng khác nhau: loại lưỡi cong, cán dài và cong như kiếm Puma, Thái lan, loại lưỡi cong có phần che tay tròn như kiếm Nhật loại lưỡi thẳng, bản mỏng có hai lưỡi bén như kiếm Tàu, loại lưỡi cong, chuôi kiếm hình chữ D như kiếm Pháp.
Nói tóm lại, sau thời kỳ bị giặc Tàu đô hộ đến nay, kiếm Việt Nam không có hình dáng nhất định với những nét đặc thù mang đậm bản sắc của dân Việt. Mà hình dáng của kiếm Việt thay đổi tùy thời, tùy theo ảnh hưởng của ngoại bang, lân bang. Kỹ thuật đúc kiếm, luyện kiếm của dân Việt bị mai một không mấy ai biết đến. Tuy kiếm được sử dụng rộng rãi trong quân đội Việt từ xưa cho đến cuối thế kỷ 19 khi nhà Nguyễn chấm dứt, nhưng kiếm Việt không tạo nổi thành một trường phái Kiếm đạo như Kendo, Iaido của Kiếm Nhật hay Fencing của kiếm roi Tây phương đã được đưa vào Olympic
Ngày nay môn kiếm vẫn được dạy trong các võ phái khác nhau của võ Việt Nam nhưng mang nặng tính chất “giữ gìn văn hóa” hơn là thực dụng. Các bài kiếm được dạy theo lối truyền khẩu nhiều nên không thể tránh khỏi tình trạng “tam sao thất bổn”. Người học kiếm muốn đạt đến cái “đạo” của kiếm cảm thấy một chân trời quá xa để hướng đến. Nói một vấn đề đơn giản, chỉ muốn chế tạo một thanh kiếm đúng kiểu Việt nam cũng gặp một …trời câu hỏi không biết đường giải đáp.
Xem thêm: Đối với katana thì sắt hay bùn cũng giống nhau:
[jwplayer player=”1″ mediaid=”68429″]
Nhật Vũ sưu tầm