(Vothuat.vn) – Có thể bạn là người mới tập hoặc đã có thời gian lâu dài với một môn võ nào đó, bạn nghĩ rằng mình đã đủ kiến thức về võ học. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn có những suy nghĩ “ngớ ngẩn” mà bạn lầm tưởng rằng mình đúng.
1. Đâu là môn võ hoàn hảo trong thực chiến?
Không ít những người mới bắt đầu tìm hiểu đến võ thuật, muốn tìm một môn võ toàn diện về kỹ thuật chiến đấu để có thể sử dụng trong thực chiến. Thực tế bất kỳ môn võ nào cũng dư kỹ thuật để bạn có thể bạn tự vệ, quan trọng bạn có đủ sức hoàn thiện những kỹ thuật này hay không lại là chuyện khác. Ngoài ra, nhiều môn võ mang nặng tính thể thao, những đòn thuộc loại “hạ sát” bị loại trừ khá nhiều. Tốt nhất bạn nên tự tìm hiểu của nhiều môn phái khác để hoàn thiện kỹ thuật bản thân.
2. Kỹ thuật quan trọng hơn thể lực
Các bộ phim Trung Hoa thường có những cuốn bí kíp võ công, chỉ cần múa theo sách hoặc ngồi vận nội công sẽ giúp bạn có sức mạnh vô địch. Đáng tiếc rằng, thực tế không có môn võ nào chỉ cần ngồi một chỗ mà lại có sức mạnh, bạn phải tập luyện thể lực ở dưới cường độ cao mới mong có thêm đủ sức sử dụng các kỹ thuật mà bạn được học.
3. Triệt Quyền Đạo là một môn phái võ thuật
Triệt Quyền Đạo được xây dựng dựa trên nền tảng triết lý về võ thuật của Lý Tiểu Long, hoàn toàn không phải là một môn phái như nhiều người lầm tưởng. Tư Tưởng của Lý Tiểu Long là tối giản chuyển động và phát lực mạnh nhất trong mỗi đòn đánh, xóa bỏ những chiêu thức cầu kỳ và tối giản hóa chúng.
4. Tập bao lâu mới có thể tự vệ
Có một sự thật khá kỳ lạ mà đa số người học võ gặp phải là luyện võ càng lâu va chạm ngoài đường phố càng giảm. Nhiều võ sĩ bắt đầu luyện tập chỉ vì họ bị bắt nạt trong trường lớp, khi đủ khả năng “đánh đấm” thì lại không dám ai đến gây sự nữa. Có cách lý giải đơn giản là bạn đã có đủ “nội lực” khiến đối thủ sợ hãi, giả dụ như các loài săn mồi như có đôi mắt rất dữ tợn thì người học võ có nội lực hơn thua đều thể hiện qua “cửa sổ tâm hồn”. Một phần khác, do quá trình luyện khắc nghiệt giúp bạn có cơ thể cường tráng khiến và trở thành “con mồi” khó xơi trong mắt bọn côn đồ.
5. Khi nào lên “đai đen”
“Đai đen” không chỉ có ý nghĩa là thăng cấp trong một môn võ, điều đó còn có nghĩa bạn đã đủ bản lĩnh để trở thành một người thầy dạy võ. Thế nên, nhiều môn sinh trông chờ vào đến ngày đủ năng lực và trình độ để giành được “đai đen”. Nếu mục đích của bạn đến với võ thuật chỉ vì “cọng đai”, thì tốt nhất bạn nêm ra ngoài các cửa hàng võ thuật và mua một cái đai với trị giá tầm 100 ngàn đồng. Nên nhớ rằng màu đai không thể hiện trình độ, mà nó thể hiện sự kiên trì của võ sinh với môn võ của mình. Bạn nên lựa chọn mục tiêu luyện tập rõ ràng trước khi tham gia, bởi suy nghĩ của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến thành quả trong việc luyện võ.
Quang Phượng