Chạy bộ không chỉ là bài tập đơn giản, phổ biến và toàn diện nhất cho thể lực con người, mà còn có thể đốt được mỡ thừa ở các vùng như bụng, ngực, và đặc biệt là đùi, mông. Thế nhưng, chạy bộ như thế nào là đúng? Hãy cùng VoThuat.vn điểm qua vài lời khuyên sau đây:
Đánh trả hay bỏ chạy khi bị tấn công bất ngờ?
Bộ đội biên phòng VN phô diễn võ thuật “khủng”
Nạp năng lượng
Trước khi chạy bộ, bạn cũng nên nạp năng lượng cho mình để tránh bị đột quỵ, chuột rút hoặc đuối, kiệt sức trong khi chạy. Nên ăn nhẹ trước khi chạy khoảng nửa tiếng với các loại thức ăn không chứa chất béo nhưng lại có nhiều tinh bột. Bạn cũng có thể dùng một ít cà phê trước khi bắt đầu chạy. Năng lượng từ khẩu phần này là vừa đủ để bạn chạy nhanh và lâu hơn mà lại gia tăng mỡ bụng.
Thay đổi tốc độ – chạy nhanh và chậm
Nên nhớ các nguyên tắc sau:
Khi mới bắt đầu, không chạy quá nhanh để tránh kiệt sức.
Nếu chạy theo từng quãng ngắn: khi ở khoảng 1/3 cuối đường chạy dự kiến, tăng tốc vừa phải để thúc đẩy quá trình tiêu hao mỡ thừa.
Nếu chạy quãng đường dài thì ở 1/3 cuối đường bạn nên chạy chậm lại từ từ để cơ thể phục hồi.
Một thông tin bên lề: Chính huyền thoại Lý Tiểu Long cũng từng tuân thủ phương pháp chạy thay đổi tốc độ này.
Thay đổi địa hình chạy
Bạn nên thay đổi địa hình chạy – từ đường trường cho đến bãi biển, bậc thang… Sự thay đổi này sẽ khiến cơ thể bạn không bị nhàm chán với một dạng địa hình nhất định, khiến cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn cho việc chạy bổ. Cách này còn thay đổi không khí, tạo cảm giác thoải mái hơn cho tinh thần khi chạy.
Chạy nâng cao gối:
Ở các đoạn chạy chậm đầu hoặc cuối buổi chạy, bạn nên dành ra 5-10p tập chạy nâng cao gối vuông góc với bụng. Đây là tư thế chạy đối mỡ bụng tốt nhất, cũng như làm cho cơ đùi săn chắc.
Chạy thường xuyên và đều đặn
Bất cứ bài tập nào cũng nên trở thành một thói quen – chạy bộ cũng thế, nhất là khi bạn chạy bộ để đốt cả một “thành trì” mỡ bụng tích lũy qua thời gian dài. Nếu như không sắp xếp thời gian và hình thành thói quen thì mọi chuyện sẽ lại đâu vào đấy.
Phạm Vũ