Trong những nhu cầu sinh học cơ bản của cơ thể con người là ăn uống. Thông qua ăn uống, con người nhân được chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và hoạt động. Hoạt động thể dục thể thao – võ thuật mang tính đặc thù riêng, vì vậy chế độ ăn uống hợp lý thì cơ thể con người mới đầy đủ năng lượng, đầy đủ chất và vi lượng để phất triển, đáp ứng nhu cầu vận động và trao đổi chất để đảm bảo sức khỏe, tăng trưởng năng lực vận động và kéo dài tuổi thọ.
Chế độ dinh dưỡng sau khi gãy xương
Những biểu hiện chứng tỏ bạn thiếu dinh dưỡng
Phụ thuộc vào lứa tuổi, vào các giai đoạn huấn luyện, thi đấu và vào môn thể thao và chế độ dinh dưỡng cho vận động viên cần thay đổi, thậm chí ở giai đoạn chuẩn bị thi đấu và thi đấu,chế độ dinh dưỡng cần có thực đơn riêng cho từng cá nhân, cá biệt từng môn thể thao.
Ở nước ta chế độ dinh dưỡng cho vận động viên chưa được tiêu chuẩn hóa theo yêu cầu tập luyện do hoàn cảnh kinh tế của ta còn hạn hẹp và thiếu chuyên viên về dinh dưỡng trong thể thao.
Những ghi chú nhỏ này giúp bạn đọc hiểu những điều cơ bản nhất về dinh dưỡng trong thể thao – võ thuật.
A. Những yêu cầu cơ bản cần thiết của chế độ ăn uống hàng ngày
Lượng thức ăn và nước uống mà ta dùng trong 24 giờ phải thỏa mãn được những yêu cầu sau đây:
1. Bù đắp đủ số năng lượng(calo) tiêu hao hàng ngày(tập luyện, các hoạt động khác,trao đổi chất…), bằng các thức ăn dạng chất bột(gluxit) và chất béo(lipit).
2. Ăn lượng đạm(protit) đủ cho sự phát triển cơ thể(đối với thiếu niên), phát triển cơ bắp(đối với tất cả các vận động viên), chú trọng đến chất đạm động vật và thực vật theo tỷ lệ thích hợp.
3. Đủ lượng vitamin và chất khoáng vi lượng cho cơ thể, tốt nhất là qua thức ăn,hoa quả…
4. Bù đắp lượng nước, đặc biệt vào mùa hè.
5. Kỹ thuật chế biến thức ăn tốt để thức ăn có vị thơm ngon hợp khẩu vị mà không biến chất hoặc giảm giá trị dinh dưỡng do quá trình chế biến.
Không có một loại thức ăn nào mà tự nó đủ chất, nên cần cấu trúc một bữa ăn có đầy đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng từ nguồn thức ăn khác nhau:gạo, bột mì, thịt cá, dầu mỡ , sữa và các sản phẩm của sữa, rau, hoa quả.
Lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho vận động viên hàng ngày phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sinh lý, mức độ và hình thức tập luyện cùng với các hoạt động khác trong ngày.
Sự tiêu hao năng lượng được tính bằng kilocalo(kcal) và sự bù đắp năng lượng cũng được tính bằng kilocalo từ bất kỳ loại thức ăn nào.
Trừ trường hợp phải giảm trọng lượng cơ thể, tất cả những trường hợp còn lại thì sự bù đắp năng lượng tối thiểu phải cân bằng với sự tiêu hao năng lượng.
B. Khái niệm về sự cân bằng năng lượng
1. Sự cân bằng năng lượng(Balance) bằng 0 nghĩa là sự tiêu hao năng lượng bằng sự bù đắp năng lượng(Balance = 0).
2. Sự cân bằng năng lượng dương tính nghĩa là sự tiêu hao năng lượng ít hơn sự bù đắp năng lượng(Balance +).
3. Sự cân bằng năng lượng âm tính nghĩa là sự tiêu hao năng lượng lớn hơn sự bù đắp năng lương (Balance -)
* Khi nào cân bằng năng lượng bằng 0 thì vận động viên giữ được trọng lượng cơ thể không thay đổi.
* Khi Banlance dương tính vận động viên sẽ tăng trọng lượng cơ thể. Balance dương tính cần thiết cho sự phát triển cơ thể vận động viên trẻ.
* Khi Balance âm tính vận động viên sẽ giảm trọng lượng cơ thể. Nếu Balance luôn âm sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và kiệt quệ.
Nếu thành phần cấu trúc bữa ăn đã đầy đủ và cân đối thì không cần uống thêm thuốc bổ(vitamin…). Nếu thiếu, chúng ta có thể bù đắp bằng thuốc hoặc những thức ăn đặc biệt tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Theo Thư viện võ thuật