Nhiều người hay nhầm lẫn rằng Bát trảm đao là một loại vũ khí đặc hữu của Vịnh Xuân. Tên tuổi của Bát Trảm Đao gắn liền với sự phát triển và truyền bá của Vịnh Xuân. Thế nhưng, đó không phải là sự thật.
Khi Vịnh Xuân quyền với Karate so tài?
Trương Trác Khánh: Người đầu tiên đưa Lý Tiểu Long đến Vịnh Xuân
Bát trảm đao KHÔNG PHẢI là tên một loại vũ khí như mọi người thường nghĩ, mà là tên một bài đao pháp của Vịnh Xuân, được chia thành 8 đoạn (bát trảm). Bài “Bát trảm đao” còn có một số tên khác như Hồ điệp đao, Hồ điệp song đao hay Nhị tự song đao. Dựa theo mỗi chi phái mà tên của 8 đoạn bài đao này có phần sai khác. Theo cố danh sư Diệp Vấn, “bát trảm” chia làm:
- Đao thức
- Lập trảm đao
- Than trảm đao
- Song canh đao
- Cổn bàng đao
- Nhất tự đao
- Vấn đao
- Quải đao
Theo nhiều sử liệu ghi lại, lúc sinh thời, Diệp Vấn chỉ truyền bài Bát trảm đao cho 4 đệ tử, về sau 4 đệ tử này tiếp tục truyền dạy và chỉnh sửa các bài đao, rất khó để nói chính xác được “phiên bản” nào là chân truyền từ danh sư Diệp Vấn.
Tên gọi của loại đao dùng trong Vịnh Xuân (mà chúng hay nhầm với tên gọi “Bát trảm đao”) thực ra là Song tô, Trủy thủ hay Dao quai, tùy theo dòng phái. Cấu tạo của đao Vịnh Xuân: khoảng bằng độ dài cẳng tay người tập cộng với một bàn tay xòe thẳng (chuôi đao có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, và lưỡi đao chập theo cẳng tay trong một số động tác của bài. Chuôi đao có một vòng thép tạo thành quai, ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao còn giúp loan đao linh hoạt.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”95471″]
Phạm Vũ