Lời khuyên – tập võ thuật, cẩn thận với các nhóm xương sau đây (Phần 2)

Lời khuyên sau đây có vẻ hơi…nhảm, vì xương khớp vốn dĩ luôn là một trọng những mối ưu tiên chăm sóc, bảo vệ hàng đầu trong mọi hoạt động sống, mọi môn thể thao và võ thuật. Phải tập luyện toàn thân!

Thế nhưng, dựa trên các chuyển động đặc trưng của võ thuật, chúng ta có thể kết luận các nhóm xương đặc biệt quan trọng mà chúng ta nên ưu tiên tập luyện nhiều hơn nếu như đang theo đuổi một bộ môn võ thuật nào đó, nếu như chúng ta không có đủ thời gian để tập luyện tất cả.

Lời khuyên – tập võ thuật, hãy cẩn thận với các nhóm xương sau (Phần 1)

Lời khuyên – 5 lý do để có một người bạn đam mê võ thuật

 3: Cổ

Cũng giống như xương sống, các đốt xương cổ không chỉ mang ý nghĩa vật lý  là cái giá đỡ cho phần đầu mà còn mang chức năng truyền tải tín hiệu thần kinh.

Trong võ thuật đối kháng, tấn công vào vùng đầu là điều hiển nhiên, và phần nhiều tác động đến xương cổ. Trong các bộ môn như Judo, Aikido, Jiujitsu… việc té ngã không đúng cách cũng có thể gây các chấn thương khủng khiếp lên phần cổ. Việc hạn chế các chấn thương vùng cổ vừa là điều thiết yếu ở mỗi người luyện võ, mà còn là sự đảm bảo cho sức khỏe lâu dài trong cuộc sống.

Trong võ thuật đối kháng, rất nhiều đòn đánh nhắm vào vùng đầu. Phần xương cổ cũng vì thế mà gánh chịu nhiều tổn thương.

Thế nhưng, các đốt xương cổ gần như không thể tập luyện cho nó cứng chắc hơn. Vì thế, “trọng trách” bảo vệ xương khớp vùng này được chuyển giao cho các khối cơ bắp. Vâng! Tập luyện các khối cơ vùng cổ săn chắc, dẻo dai là một trong những phương án hữu hiệu để giúp xương cổ có thể giảm bớt tác động gánh chịu từ các va chạm trong võ thuật.

Một số bài tập cho vùng cơ cổ.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70485″]

(còn tiếp)

Y.N