Bản chất của võ thuật là chiến đấu để sống còn. Trong đấu tranh có thể một mất một còn đó, phương thức vô hiệu hóa đối phương càng nhanh càng tốt.
5 lời khuyên dành cho bạn trẻ tập thể hình
Lời khuyên hữu ích khi tập cơ bụng
Các nhà dân tộc học nghiên cứu võ thuật của con người thời xưa đã nhận định: môn giải phẫu cơ thể học phát triễn rất sớm trong các võ phái. Phái Không Động dùng đầu lâu dạy và thực tập những bộ vị hiểm yếu của cơ thể con người. Ở Tây Tạng, các vị Lạt Ma rèn luyện võ thuật phải kinh qua thời gian thực tập giải phẫu tử thi (sau đó đem điểu táng trên đồi tha ma làm mồi cho kên kên theo tập tục) để nắm bắt các bộ vị và huyệt vị. Cho nên các bộ vị và huyệt vị hiểm yếu cũng là đối tượng nghiên cứu võ thuật. Đánh trúng các chỗ hiểm yếu của đối phương là cách kết thúc cuộc chiến nhanh và hữu hiệu không tốn nhiều công sức! Các bậc võ công thượng thừa nghiên cứu các bộ vị và huyệt vị hiểm yếu với tâm bồ tát tránh ngộ sát. Còn chúng ta ngày nay học tập các bộ vị hiểm yếu để ngăn ngừa kẻ hiếu sát manh động, đánh trúng chúng ta.
Bộ vị hiểm yếu với võ thuât:
1. Mắt: để nhìn thấy, một giác quan yếu ớt không chịu đựng nổi sự va chạm dù nhỏ bé như hạt bụi, hay vật thể kích thích như hành, ớt, khói … Khi bị thương tổn mắt khép mi, nước mắt ràn rụa, thị lực kém đi hoặc mất hẳn, làm cho sức chiến đấu rối loạn. Có thể làm mờ mắt đối phương bằng hoa quyền, tung vật thể kích thích, làm thương tổn mắt bằng chỉ pháp vẩy, ấn, chọc, móc.
2. Mũi: để ngửi, mùi của vật thể kích thích làm cho chảy nước mắt, thị lực kém làm ảnh hưởng sức chiến đấu. Sóng mũi bị đau đớn khi bị đánh trúng nhẹ, nếu bị áp lực mạnh gãy xương mũi, bị thọc vào lỗ mũi gây chấn thương não.
3. Tai: để nghe và có chức năng cân bằng cơ thể. Nếu bị đánh mạnh, vỗ chưởng hai tai bị tét màng nhĩ, gây đau đớn, mất thính lực và thân thể không giữ thăng bằng nữa.
4. Hậu não: nằm sau đầu do xương đỉnh và xương chẩm (os parietale, os occipitale) cấu thành. Nếu hậu não bị va chạm nhẹ, người hôn mê, còn nặng thì tử vong. Người ta dùng cương tiên (xương cẳng tay), quyền đứng đập như chày giã gạo tấn công hậu não.
5. Cổ: phía trước có cổ họng, khí quản, chung quanh hai bên ràng rịt các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch. Nếu cổ bị sức ép ngạt thở, máu huyết tắc nghẽn không lên nuôi não bộ, người hôn mê, nặng sẽ tử vong. Phía sau cổ là xương đốt sống cổ chứa tủy gai, nếu bị va chạm mạnh, hô hấp và tiêu hóa xáo trộn rất nguy hại đến tính mạng. Người ta có hể chặt cổ bằng cạnh chưởng, siết cổ bằng cương tiên và lắc cho trật khớp đốt sống cổ.
6. Xương đòn dài: dẹt và cong chữ S nằm ngang phía trước và trên của ngực. Đầu xương phía ngoài khớp nối với mỏm cùng vai, đầu xương phía trong nối với xương ức. Khi bị chấn thương, xương đòn vì ít chuyển động được như xương vai, nên rất dễ gãy. Người ta đấm hay chặt gãy xương đòn làm cho hai chi trên mất khả năng vận động chiến đấu.
7. Tim: nằm giữa lồng ngực, trên cơ hoành và sau xương ức, giữa hai phổi, hơi lệch sang bên trái. Khi đánh trúng tim bị chấn thương thần kinh thực vật chi phối tim và phổi co rút làm cho người đau đớn, ngẹt thở, ngất xỉu có thể tử vong.
8. Nách: là tất cả phần mềm nằm ở khoảng giới hạn bởi xương cánh tay, khớp vai, vùng ngực ở trước và trong, vùng vai ở sau. Tất cả tạo nên một khoang gọi là hố nách, bên trong có bó mạch thần kinh từ cổ xuống. Khi bị tấn công thọt vào hố nách, người bị tê liệt có thể gây tử vong.
9. Hông: hợp thành hai bên lồng ngực và bụng, gồm 12 đôi là những xương sườn dài, dẹt, cong ở hai bên lồng ngực. Bảy đôi trên nối với xương ức trực tiếp gọi là xương sườn thật. Năm đôi cuối có ba đôi nối với xương ức bằng sụn sườn thứ bảy, còn lại hai đôi cuối lơ lửng. Năm đôi này gọi là xương sườn giả, yếu ớt, dễ bị gãy nếu va chạm mạnh. Người ta gõ cho gãy xương sườn hoặc chọc các khoảng gian sườn (giữa hai xương sườn) có các mạch và dây thần kinh gây đau đớn làm thương tổn gan, là lách.
10. Eo: ở dưới ngực gồm các đốt cột sống làm trục để xoay chuyển thân trên, nhờ các cơ bám các đốt sống như cơ dựng cột sống để duỗi và nghiêng cột sống; cơ ngang vai để xoay cột sống; và cơ gian khai để dãn cột sống. Nếu vùng này bị tấn công chạm mạnh làm tổn thương, các cơ và thận, thậm chí có thể trật khớp các đốt cột sống hiểm nguy đến tính mạng.
11. Bụng: là khoang chứa lục phủ ngũ tạng: dạ dày, lá lách, tá tràng và tụy, gan, ruột non, ruột già, thận, bàng quang … Phần này bị tấn công va chạm mạnh gây tổn thương các cơ quan dập nát làm đau đớn chết người.
12. Hạ âm: gồm bộ phận sinh dục, bị tấn công va chạm làm đau đớn và có thể tử vong.
13. Gối: được bảo vệ bằng xương bánh chè hình tam giác hơi tròn, rất quan trọng cho động tác duỗi gối. Khi chân đứng thẳng, gối bị tấn công trúng nhẹ thì người té, trúng mạnh thì trật khớp hay gãy làm chân không duỗi được, người không thể đứng.
14. Cẳng chân: gồm xương chày và xương mác tiếp khớp với xương đùi là nơi chịu phần lớn sức nặng từ đùi dồn xuống cẳng chân. Người ta đốn cẳng cho đối phương mất thăng bằng thân thể ngã đổ. Xương chày có mặt trong bờ và bờ trước nằm ngay dưới mặt da nên dễ tổn thương, nhẹ thì đau đớn, mạnh thì gãy, xương rất lâu lành.
15. Mắt cá và gót: đầu dưới xương chày tạo thành mắt cá trong; và đầu dưới xương mác tạo thành mắt cá ngoài. Hai khớp mắt cá trong và ngoài của xương chày và xương mác tạo thành gọng kềm giữ các xương cổ chân ở gót. Cho nên khi mắt cá bị đá trật khớp không giữ được bàn chân, người bị đổ và gây đau đớn vô cùng.
Theo Sổ tay võ thuật