Đã từ rất lâu, các nam VĐV thể thao luôn tuân thủ quy luật bất thành văn: “Không sex trước khi thi đấu.” Ngay cả khi giới khoa học vẫn chưa bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này, quy luật “sex làm yếu đi ý chí chiến đấu” vẫn được xem như chân lý.
Vật – tính thực chiến đến từ bản năng chiến đấu của con người
Grappling tồn tại trong bản năng của mỗi cơ thể sống
Câu trả lời nằm trong bản năng của sinh vật sống.
Đầu tiên: phải thẳng thắn nói rằng tình dục chính là một trong những động lực lớn nhất của sự sống.
Nghe có vẻ thô bỉ nhưng thật sự, trách nhiệm số 1 của chúng ta với cuộc sống, đó là duy trì nòi giống. Không có nhu cầu quan hệ tình dục và không quan hệ tình dục, giống loài nào cũng sẽ tuyệt diệt. Có lẽ đó là lí do vì sao cơ thể chúng ta dễ đạt khoái cảm và cảm thấy hứng thú nhất khi sinh hoạt tình dục hơn bất cứ điều gì khác.
Trong hầu hết các loài sinh vật, chỉ những con đực có phẩm chất tốt mới có cơ hội để lại nòi giống. Đây là một trong những phép thử nghiệt ngã nhất của tạo hóa để giúp mọi giống nòi luôn giữ lại được những tố chất di truyền tốt nhất. Để thể hiện được phẩm chất đó, giống đực của các loài vật phải dùng nhiều cách để thể hiện bản thân, bao gồm cả việc chiến đấu với các con đực khác.
Như vậy, xét theo logic này, hành vi chiến đấu (bao gồm cả những yếu tố hỗ trợ chiến đấu như hoormone, tâm lý…) là công cụ để đến được với cơ hội sex. Và nếu như chúng ta có sex trước, cơ thể con người tự nhiên sẽ mất đi động lực chiến đấu, vì mục tiêu cuối cùng đã đạt được. Sẽ cần rất nhiều thời gian để con người sau khi sex có thể hồi phục lại trạng thái chiến đấu tốt nhất.
Con người là một sinh vật phức tạp, với nhiều yếu tố riêng như xã hội, văn hóa… Thế nhưng, khi các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu mối tương quan giữa sex – bản năng chiến đấu, kết quả tìm thấy vẫn chính là những gì chúng ta nhìn thấy ở các loài động vật.
Những lý giải khác