Song tô là một trong những loại vũ khí phổ biến nhất của các dòng võ Nam Trung Hoa cổ điển, chủ yếu được sử dụng trong hầu hết các môn võ xuất xứ từ miền nam Trung Quốc như Vịnh Xuân, Thái Lý Phật, Hồng Gia…
Cận cảnh màn đối luyện bát trảm đao trong Vịnh Xuân Quyền
Vịnh Xuân Song Sát Đao: Phim xuất sắc về Bát Trảm Đao
Song tô có rất nhiều tên gọi khác nhau như Hồ điệp đao, Thủy thủ, Đao quai, Hồ Điệp song đao hay Nhị tự song đao. Song tô thường được gọi với cái tên khác là “Bát trảm đao” nhưng trên thực tế, “Bát trảm đao” là tên một bài đao của Vịnh Xuân dòng Diệp Vấn. Việc Vịnh Xuân sử dụng song tô đồng thời trở nên nổi tiếng toàn thế giới khiến cho hai khái niệm “Song tô” và “Bát trảm đao” bị gán ghép với nhau. Tương truyền Diệp Vấn chỉ dạy bài Bát trảm đao cho 4 đệ tử, vậy nên trong những bài đao khác nhau đang được lưu truyền, rất khó để nói bài nào là giống với nguyên bản nhất.
Trong tiếng Anh, Song tô được gọi là “Butterfly sword”, dịch từ cái tên “Hồ điệp đao” hay “Bart Jam Do” phiên âm trực tiếp từ tiếng Hán “Bát trảm đao”. Cũng có một số văn bản gọi loại vũ khí này là “Butterfly knives” nhưng để tránh nhầm lẫn với con dao (knives) Balisong (dao bướm) nên cách gọi này ít được chấp nhận.
Kỹ thuật Song tô trong bộ môn Thái Lý Phật
Loại vũ khí này được dùng theo một cặp với sự tương hỗ trong các động tác phòng thủ (đánh chặn hoặc đánh lệch đòn của đối thủ), khống chế (gài móc vũ khí đối thủ) và tấn công (đâm, chém, chặt). Song tô thường được bảo quản trong cùng một vỏ bao và một cặp song tô được xem như một vũ khí thống nhất.
Song tô được giới võ thuật đánh giá là dòng đao có độ cân bằng giữa khả năng tấn công và phòng thủ nhất trong tất cả các dòng đao của binh khí Trung Hoa. Cấu tạo của một thanh song tô về cơ bản bao gồm:
- Cán: Cán song tô đặc biệt có 2 quai thép hình chữ D (bao quanh, bảo vệ các ngón tay) và chữ C (móc ngược về phía mũi đao) để khống chế, tì móc vũ khí của đối phương. Hai quai thép này cũng dùng để thực hiện kỹ năng loan, chuyển hướng mũi đao.
- Lưỡi đao: lưỡi đao song tô tương đối ngắn, thường chỉ bằng cẳng tay người sử dụng (tương truyền là để dễ giấu trong ống tay áo, giắt bên bắp chân…). Song tô là vũ khí mang tính cá nhân của võ gia Nam Trung Hoa chứ không phải binh khí nên không được sản xuất hàng loạt, vì thế các thông số kích cỡ cũng tùy thuộc vào người sử dụng chứ không có con số quy chuẩn chính xác. Song tô chỉ có một lưỡi và thường thường lưỡi song tô không được mài bén toàn bộ. Phần lưỡi gần cán đao không được mài bén để thực hiện các động tác đập không gây tử thương cũng như hạn chế việc lưỡi đao bị hư hỏng khi va chạm mạnh bởi việc chặn đánh vũ khí của đối thủ. Không rõ song tô xuất hiện từ khi nào, nhưng đặc tính mài nửa lưỡi đao này đã xuất hiện từ những cặp song tô đời nhà Thanh trở đi. Lưỡi đao song tô thường suôn thẳng từ cán đao trở ra nhưng cũng có một số mẫu song tô có lưỡi đao hơi “khoằm” xuống để tăng lực chặt – chém.
- Mũi đao: Mũi đao song tô có 2 dạng: tròn bầu giống như 1/4 hình tròn hoặc vát nhọn. Các dòng võ xuất phát từ Phật gia (Thiếu Lâm) chọn mũi đao tròn bầu để hạn chế các đòn đâm (có khả năng gây tử vong cao), trong khi song tô xuất phát từ dòng Hồng Thuyền lại có mũi vát nhọn.
Song tô nổi tiếng cùng những tựa phim đã đi vào lịch sử như Tân Lưu Tinh Hồ Điệp Kiếm (1993) hay gần đây nhất là Diệp Vấn 3 – nơi khán giả chứng kiến cuộc đối đầu bằng song tô giữa tông sư Diệp Vấn và đồng môn Trương Thiên Chí.
Tuy nhiên, đây là sự phóng đại của điện ảnh. Trên thực tế, với tính cơ động cao, song tô sở hữu lối đánh hết sức đơn giản, ngắn gọn và phần nhiều mang tính hiểm hóc, chủ yếu là khống chế hành vi tấn công của đối thủ, nhập nội (áp sát) và ra đòn. Trên phim ảnh, hầu như chỉ có tựa phim Final Master là thể hiện rõ sự thật của lối đánh song tô:
Y.N