Cũng như nhiều bộ môn khác, dù võ thuật tiềm ẩn một sức hút khó tả, thế nhưng một lời khuyên không bao giờ thừa vẫn dành cho bạn lúc này: hãy xem qua vài mục hỏi đáp trước khi thực sự xác nhận rằng mình có thể bắt đầu luyện võ thuật. Sau đây là những vấn đề thường gặp nhất:
Hỏi đáp – Những thắc mắc thường thấy trong võ thuật (P1)
Hỏi đáp – Những thắc mắc thường thấy trong võ thuật (P2)
17. CAPOEIRA có phải là một môn võ không?
Đáp: Đích thực là một môn võ, nhưng được khéo léo ngụy trang thành một môn vũ do những người sáng tạo để chống lại đàn áp của giới quý tộc và được phổ biến rộng rãi trong các giới “nô lệ” tại Brésile.
18. Thế còn KALARIPAYAT?
Đáp: Cũng là một môn võ phát sinh từ vùng Kerala ở Tây Nam Ấn Độ. Tại đây, theo truyền thuyết, ngài Bồ Đề Đạt Ma đã sinh ra, do đó có nhiều tác giả cho rằng võ thuật Thiếu Lâm có gốc từ Kalaripayat.
19. Việc rèn luyện cơ bắp có chống chỉ định đối với một võ sinh hay không?
Đáp: Không,và đôi khi còn có lợi. Do việc luyện tập một số cơ có thể càng chướng ngại việc thực hiện một số chiêu thức đặc biệt của môn phái nên môn sinh cần lấy ý kiến của thầy võ của mình để tránh trường hợp bất hợp.
20. Môn võ nào là “số 1” ?
Đáp: Mỗi môn võ đều có những đặc tính riêng không thể so sánh với các môn khác. Nếu nói về võ đạo, thì các danh môn chánh phái như Judo, Taekwondo, Vovinam-Việt võ đạo, Kalarypayat, … đều hướng môn sinh mình đến việc luyện tập võ nghệ để đi đến võ đạo, trở thành người thực sự (chân nhân), hoàn thiện. Về khía cạnh tự vệ, mỗi môn đều thể hiện đỉnh cao nghệ thuật, bắt đầu từ luyện nguyên khí đến bản lãnh và an nhiên tự tại.
21. Có môn võ nào dạy đặc biệt tự vệ?
Đáp: Xin được trả lời dựa trên những lý thuyết chính thống: Một trong các mục đích của việc luyện võ là để tạo cho mình khả năng tự vệ. Các khả năng đó bao gồm một thể lực tốt, đồi dào nguyên khí, một tinh thần quả cảm đầy dũng lực, bản lãnh và một tâm hồn rộng mở, từ ái, bao dung. Thêm vào đó, lẽ tất nhiên là một số kỹ thuật và phản xạ được luyện tập thành thạo.
Do đó, việc chuyên luyện để có khả năng tự vệ tùy thuộc vào tâm và thể trạng môn sinh. Dựa vào đó người thầy sẽ có chương trình bổ khuyết thích hợp.
22. Tại Việt Nam, ngoài các môn phổ biến như Taekwondo, Judo, Karatedo, Vovinam, Võ cổ truyền, … còn có những môn nào khác?
Đáp: Đã có những lớp Muay Thái, Sambo (Hà Nội), Kendo, Tán thủ, Aikido, Penkat Silat, Wushu, Thái Cực Quyền dưỡng sinh và chiến đấu. Ở các thành phố lớn như TP HCM hay Hà Nội còn có BJJ, Jiujitsu, Taijutsu,Aikibudo, … Để có thêm dữ kiện, bạn có thể liên hệ với các phòng TDTT & DL tại các địa phương.