Là dòng võ sinh ra trong bối cảnh loạn lạc, Silat chú trọng nhiều vào khả năng tự vệ. Ngày nay, dù đã tách ra nhiều hệ phái khác nhau, Silat vẫn thể hiện rõ tính hiệu quả trong tự vệ, đặc biệt là ở các hệ phái còn giữ vững tinh hoa cổ truyền, chẳng hạn như Silat Belaridi.
Kỹ năng tự vệ – nếu bị đánh ngã, đừng bao giờ “buông xuôi”
Baton, gậy rút, 3 track… “vũ khí tự vệ” hay “hung khí”?
Silat được phát triển trên nhiều vùng miền và cộng đồng dân cư nên sớm được phân tách thành nhiều dòng phái như Silat Harimau, Silat Gayong, Pencak Silat, Kuntao Silat và Silat Beladiri.
Từ “Belaridi” nghĩa là “nghệ thuật tự vệ”. Silat Beradiri chú trọng lối đánh nhanh gọn, bài bản, được thiết kế cho các trường hợp bị đe dọa bằng tay không hoặc vũ khí, các trường hợp cần thiết phản công hạ gục nhanh gọn đối thủ. Các kĩ thuật của Beladiri tuy không thực sự hữu hiệu trên sàn đấu như Pencak Silat, nhưng lại là lựa chọn tốt cho các trường hợp tự vệ thực tế.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”102456″]
Phạm Vũ