Trắc nghiệm tự vệ: Kỳ 2 – Bạn có… cãi nhau đúng cách?

Nhiều người cho rằng “tự vệ” là các hành vi sử dụng vũ lực, kỹ năng võ thuật để bảo vệ bản thân khỏi các mối nguy hiểm trong cuộc sống. Tuy nhiên, đúng với mục đích “bảo vệ bản thân”, vũ lực không phải thứ quan trọng duy nhất. Cách bạn tư duy, phán đoán và xử lý những tình tiết nhỏ trong cuộc sống đôi khi cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tự vệ. Hãy cùng Vothuat.vn thực hiện những trắc nghiệm tự vệ sau đây để biết bạn có thực sự “an toàn” hay không.

Trắc nghiệm tự vệ: Kỳ 1 – Bạn có đỗ xe đúng cách?

Tự vệ – Những thế chống đỡ khi bị tấn công bằng dao

Kỳ 2: Bạn có… cãi nhau đúng cách?

Hầu hết những màn “đấu võ” đường phố thường khởi phát từ những cuộc đấu khẩu. Có rất nhiều lý do và tình huống cãi vã trên đường phố như va quẹt xe cộ, buôn bán, hiểu nhầm, hay thậm chí chỉ từ một cái liếc nhìn khiến tên côn đồ nào đó… ngứa mắt. Rất khó để xác định một công thức chung cho rằng cãi nhau như thế nào là đúng và an toàn, tránh được các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ví dụ sau đây chỉ là một trong vô vàn trường hợp, nhưng chúng ta có thể dựa vào đó để phân tích cách ứng xử phù hợp, tránh biến những cuộc đấu khẩu thành “đấu võ” – nơi mà chưa chắc bạn sẽ chiến thắng.

Đấu khẩu - khởi nguồn những cuộc ẩu đả
Đấu khẩu – khởi nguồn những cuộc ẩu đả

Tình huống: Bạn vô tình nhìn thấy một cô gái đẹp ở nơi công cộng (quán bar, quán ăn…). Một người đàn ông bước tới sinh sự với bạn vì cho rằng bạn nhìn trộm cô gái ấy – người yêu của anh ta. Bạn sẽ:

A: Nổi nóng trả lời rằng bạn không hề làm vậy. Nói rằng anh ta nên im lặng, dừng lại trước khi mọi chuyện đi quá xa.

B: “Xin lỗi, tôi không biết đó là bạn gái anh. Hai người rất xứng đôi đấy!” Đợi mọi thứ vãn hoà rồi mới rời khỏi đó.

C: Lịch sự giải thích rằng bạn không hề làm vậy, rồi quay lưng đi, mặc kệ anh ta nói gì.

Giải đáp:

Phương án A và C có thể dẫn đến rất nhiều rắc rối. Việc nổi nóng và thậm chí là ra lệnh (A) là hành vi “đổ dầu vào lửa”, dễ dàng đẩy bạn vào tình huống ẩu đả.

Bạn có biết cách tránh những cuộc tranh cãi?
Bạn có biết cách tránh những cuộc tranh cãi?

Đáp án C tưởng chừng rất lịch sự và an toàn, nhưng thực ra lại vô ích. Một người nóng tính gần như không thể bị thuyết phục, đừng cố “chối tội”. Việc quay lưng đi ngay sau khi giải thích cũng chính là thứ có thể đẩy bạn vào rắc rối: ở tư thế đó bạn có thể dễ dàng bị tấn công phủ đầu, không thể xoay trở hay chống trả ngay được.

Phương án B là lựa chọn của các chuyên gia hàng đầu về tâm lý học và tự vệ. Dĩ nhiên, không phải lỗi nào bạn cũng có thể nhận, nhưng trong những tình huống thế này, tốt nhất nên đồng tình với người gã nổi nóng. Một lần nữa nhắc lại: những người đang nổi nóng không bao giờ nhận mình sai. Đối đầu với suy nghĩ của họ, bạn sẽ bị buộc phải dùng nắm đấm – điều mà hiển nhiên bạn không hề muốn.

Ngược lại, những lời khen khiến họ mát lòng lại có thể vãn hoà tình huống. Bạn có thể sẽ tiếp tục bị doạ nạt, gã kia vẫn có thể tiếp tục tỏ ra bực bội, nhưng mọi thứ sẽ dừng ở “mức độ” đó, không đi xa hơn đến chuyện thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Quy tắc chung:

Từ ví dụ trên, chúng ta có một vài quy tắc chung khi đấu khẩu để tránh đẩy câu chuyện thành cuộc đấu võ:

1: Dù bạn đúng hay sai, hãy xin lỗi, nhiệt tình vào! Đừng vì sĩ diện mà gặp rắc rối.

2: Đối mặt với kẻ nóng đầu, nhớ nguyên tắc “ba không”: Không đe doạ ngược lại, không ra lệnh, không thách thức.

3: Bất kể cuộc đấu khẩu còn “nguội” hay đã “nóng”, luôn cảnh giác. Bạn có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.

Có thể bạn quan tâm: Tự vệ với võ gậy Eskrima

[jwplayer player=”1″ mediaid=”106794″]

Y.N