Trong mấy ngày gần đây cộng đồng mạng cảm thấy bất bình trước trước vụ bạo lực học đường của cô “trùm nhí” với biệt danh Nhí Tino, vụ việc này không phải là trường hợp đầu tiên mà chúng ta biết đến. Nhiều phụ huynh cho con em học võ để tự vệ, liệu có thể áp dụng trong vụ Nhí Tino?
Võ cổ truyền VN vào trường học: Cần bước đi linh hoạt
Điểm thú vị về khoa thi võ đầu tiên của triều Nguyễn
Đối với những người đã xem qua đoạn phim gây tranh cãi của Nhí Tino thường sẽ lắc đầu và không cho rằng học võ có thể chống lại “băng nhóm” này với 14 đối tượng có cả nam lẫn nữ. Trong trang VoThuat.vn từng có đăng tải bài Cần xóa bỏ “ảo tưởng” về tự vệ và thực chiến, bài viết đã nhấn mạnh một điểm quan trọng rằng: “Tự vệ không có nghĩa là ‘đánh nhau’ mà là cách bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm”. Võ thuật và tự vệ đôi khi là hai hướng khác biệt nhưng lại bổ trợ cho nhau.
Đối với những võ đường hiện nay ở Á Đông thường đề cao tinh thần võ đạo, dạy học trò không nên sử dụng võ để bắt nạt người khác, đó là một nền tảng nuôi dưỡng trẻ em trở thành một thành phần tốt trong xã hội. Đối với người từng học võ từ bé thì nơi nhận thức về “chính nghĩa” rõ nhất là khi bạn bước lên sàn đấu, khi bạn “no đòn” trên sàn đài và cảm thấy bạn quá nhỏ bé và một ngày bạn nhận ra “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” như Nam Cao từng viết.
Cái quan trọng nhất mà trẻ em học được từ võ thuật không phải các chiêu thức đấm đá mà là sự bình tĩnh và tự tin của người biết võ, trước tình huống bị bắt nạt, người học võ sẽ biết cách làm giảm thiệt hại và chấn thương cách tối ưu nhất. Nạn nhân trong vụ việc trên là một nữ sinh, cô không dám phản kháng hay bao cho phụ huynh vì sợ, liệu đây có phải là một lựa chọn đúng đắn?. Một số người lại có suy nghĩ trái chiều cho rằng học võ khiến trẻ em bạo lực, thực chất chẳng có trẻ em nào bạo lực cả, đơn giản trẻ em hiện nay gặp quá nhiều chất xúc tác như phim ảnh. Những bộ phim anh hùng chiến đấu vì tình, khiến những nhiều cô cậu học trò thấy việc đó rất “ngầu” và đưa nó học đường.
Thực tế, võ đường là nơi xây dựng đạo đức của trẻ nhiều hơn là việc tự vệ, chỉ khi nào trẻ có đủ nhiệt huyết và đam mê mới có thể đi vào thực chiến và thi đấu võ thuật. Thế nên, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ nơi cho con em mình học trước khi “đẩy” con em mình vào một lò võ không chất lượng và thiếu uy tín.
Thái Quang