Đối với một Samurai, thanh gươm võ sỹ đạo được xem như là một tài sản quý giá nhất, và thậm chí là một phần cơ thể của họ, vì để có thể ‘đồng hành’ cùng nó, đó chẳng phải là một điều dễ dàng gì. Sau đây chính là những điều mà các Samurai cần phải trải qua để có thể làm chủ được thanh gươm của mình.
Tầm sư đúng nơi
Để có thể sử dụng thành thạo một thanh gươm, rõ ràng việc tìm được một người thầy chỉ dẫn và một môi trường có thể phát huy hết khả năng của mình là điều vô cùng quan trọng, và đây cũng chính là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần phải tìm lựa chọn thật kỹ trước khi bắt đầu cuộc hành trình chinh phục của mình.
Chuẩn bị đây đủ ‘đồ nghề’
Chắc chắn khi vừa mới chân ướt, chân ráo làm quen với bộ môn này, sẽ chẳng có ai ‘cả gan’ giao cho bạn một thanh kiếm thật ngay từ những buổi đầu tiên, thay vào đó bạn sẽ được hướng dẫn làm quen với các thanh kiếm khác nhau tùy theo từng cấp độ, như kiếm gỗ-tre (giai đoạn 1), kiếm nhôm (giai đoạn 2), và kiếm lưỡi ngược (giai đoạn 3). Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ kiếm được cho mình những thanh kiếm này trong quá trình luyện tập.
Chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng
Rất nhiều người đến muốn cầm thanh gươm Samurai chỉ để ‘ra oai’, do đó với những tâm lý như thế này thì sẽ rất khó có thể bám trụ được lâu dài với bô môn này, vì như đã nói ở trên, để có thể cầm trên tay một thanh gươm Samurai thật sự, họ sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn, và nếu không có sự kiên trì và lòng đam mê, họ sẽ rất dễ bỏ cuộc.
Nắm vững các bài học căn bản
Khi xem các cao thủ triển khai các đường kiếm, chắc chắn ai cũng đều mong được một ngày được như thế. Nhưng để được như thế, các Samurai đã trải qua rất nhiều tháng trời để chỉ học một vài động tác cơ bản, nhằm biến những điều tưởng chừng rất cơ bản như rút kiếm, đỡ kiếm,… trở thành một phản xạ tự nhiên của bản thân.
Tăng cường cơ bắp đúng cách
Bất cứ một môn võ nào cũng đều cần phải được triển khai bởi một cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên với từng bộ môn khác nhau, thì nó đòi hỏi những ‘cơ bắp’ khác nhau. Điểm hình với những Samurai, thì nhóm cơ mà họ coi trọng nhất không đâu khác chính là vai, cổ tay và các ngón tay, vì đó chính là những nơi tiếp xúc và điều khiển trực tiếp đến các đuồng kiếm của họ.
Học cách khống chế thanh kiếm
Với các Samurai, mỗi khi rút kiếm, họ sẽ nghĩ ngay đến khái niệm là ‘Ichigeki Hissatsu’ tức “một nhát đoạt mạng”. Điều này cũng đồng nghĩa họ thừa hiểu mức độ nguy hiểm một khi đã tuốt kiếm ra khỏi võ là lớn đến thế nào. Do đó học cách không chế thanh kiếm là điều hết sức quan trọng. Với Samurai, có rất nhiều kỹ thuật rút gươm khác nhau như rút ngang, rút dọc,… và chỉ khi nào người học thành thạo những động tác này, thì họ mới được phép chuyển sang bước Kata.
Học cách triển khai Kata
Kata có thể hiểu đơn giản là ‘đòn dứt điểm’, và ở giải đoạn này, thì người học sẽ không còn là việc học cách không chế thanh gươm đơn thuần, mà đây sẽ là giai đoạn ‘tiêu diệt’ đối phương. Với Samurai, tùy vào tư thế, điều kiện xung quanh,… mà họ sẽ có những cách triển khai Kata khác nhau từ tư thế đứng, ngồi,…
Tìm một bạn tập
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng, thì việc tìm cho mình một bạn tập ‘ăn ý’ là rất quan trọng, vì một bạn tập giải có thể giúp bạn dễ dàng nhận ra những khuyết diểm, nhưng điểm chưa tốt trong cách di chuyện, ra đòn,… Và một điều nũa là khi có bạn tập, quá trình luyện tập của bạn cũng sẽ bớt đi phần nào sự nhàm chán.
Xuân Anh