Sự quan trọng của cơ bắp trong võ thuật và thể hình

Có rất nhiều bạn nói rằng : “Tập võ thì không nên đi tập gym vì sẽ làm người chậm chạp, nặng nề” hay “tập gym thì cũng chỉ là bề ngoài”. Đó là một nhận định khá thú vị. Vậy dân võ có nên tập thể hình hay không?

5 lời khuyên tự vệ giúp bạn sống sốt trong mọi trường hợp
Sự khác biệt giữa tập luyện cơ bắp trong võ thuật và thể hình

SỰ QUAN TRỌNG CỦA CƠ BẮP TRONG VÕ THUẬT

Để nói về vấn đề trên, chúng ta thử đặt ra một ví dụ: Trên đường đi có hai anh chàng không biết võ và một tên cướp. Anh số 1 cao 1m8 nặng 80kg body 6 múi, anh số 2 người que tăm, cao 1m6 nặng 50kg. Nếu là tên cướp thì chắc chắn hắn sẽ chọn người số 2 phải không?

Nói thế để thấy rằng, thực tế ngoài cuộc sống, bọn cướp chẳng cần biết bạn có võ hay không, chúng chỉ cần nhìn vào vẻ bề ngoài để chọn đối tượng mà hành động.

Bất kể bạn có võ hay không có võ thì hãy luôn đặt mình vào tư thế hiểm nguy. Vậy tại sao bạn không đi tập gym để cơ bắp to ra, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng hơn. Chỉ cần đơn giản như vậy thì cướp sẽ nhìn bạn với con mắt khác và có chút e dè nếu có ý định tấn công.

Nhiều bạn đi tập võ luôn miệng bảo rằng: “Tập gym làm gì cho chậm chạp vì tập võ đã bao gồm có cơ bắp trong đó rồi”. Đó là một nhận định không quá sai nhưng nói chính xác hơn thì nó có vẻ mang tính chất biện minh cho sự lười biếng.

Lý Tiểu Long rất chú trọng đến tập gym, đặc biệt là cơ bụng.
Lý Tiểu Long rất chú trọng đến tập gym, đặc biệt là cơ bụng.

Hãy nhìn những tấm gương huyền thoại như Lý Tiểu Long, Mike Tyson, Cung Lê, Buakaw… Họ đều tập thể hình song song với võ thuật mà tốc độ ra đòn không hề chậm mà ngược lại còn vượt trội hơn rất nhiều.

Trong võ thuật, việc sở hữu một thân hình săn chắc với body 6 múi và các nhóm cơ ngực, vai, tay, xô, cầu, lưng… đầy đặn thì chẳng khác nào bạn mặc thêm một chiếc giáp khi thi đấu.

Các võ sĩ để hơn nhau về lực của đòn đánh, ngoài những yếu tố về tốc độ, kĩ thuật… thì còn một yếu rất quan trọng nữa là sức mạnh. Muốn tăng sức mạnh trong đòn đánh thì cơ bắp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một võ sĩ tổng hợp tất cả các năng lực phát sinh từ sự co lại của các bắp thịt để dồn tất cả vào lực đấm. Gom càng nhiều lực từ cơ bắp thì sức mạnh của đòn đánh sẽ càng tăng lên.

PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN CƠ BẮP TRONG VÕ THUẬT

Với người tập gym, mục đích của họ là mong muốn có một cơ thể đẹp, đa số đều hướng tới kích cỡ cơ và khối lượng cơ. Chính vì thế, các bài tập sẽ chuyên về từng cơ có sự tách biệt (ví dụ một giáo án tập của dân gymer: ngực- vai- tay sau, lưng- xô- tay trước, chân- bụng). Trong các bài tập, họ thường tập theo phương pháp tăng dần khối lượng tạ và tập từ nhẹ đến nặng.

Những huyền thoại như Mike Tyson đều rất chú trọng việc tập thể hình để duy trì cơ bắp.
Những huyền thoại như Mike Tyson đều rất chú trọng việc tập thể hình để duy trì cơ bắp.

Dân võ tập luỵện cơ bắp lại khác, đích đến ở đây là sức mạnh và độ bền của cơ. Ngoài các bài tập như dân thể hình, thì dân võ thiên về tập các bài có sự phối hợp nhiều nhóm cơ. Ví dụ như các bài hít xà đơn (pull-ups), hít đất (push-ups) các bài tập theo kiểu workout nhiều hơn, hoặc những bài tăng sức bền như lăn bánh xe, leo dây, chạy bền, nhảy dây…

Ngoài ra, dân võ lại ít tập bài cuốn tạ tay, vì bài này làm giảm tốc độ của đòn đấm. Ngược lại với dân thể hình, thay bằng việc tăng dần khối lượng tạ thì dân võ lại tăng dần số rep và tập từ nặng xuống nhẹ để tăng tốc độ. Hoặc nếu tập những bài như dân thể hình mà muốn không chậm thì tập theo phương pháp tập tĩnh trước, tập động sau.

Tóm lại, tập gym chậm hay không là do phương pháp tập luyện, dân tập võ muốn phát huy tối đa sức mạnh cơ bắp thì cần phải có những kiến thức về cơ bắp.

https://youtu.be/9hRzHrRWqnE

Hồng Phương