Về uy lực của những cú đấm, bạn cần phải học một số lý thuyết cơ bản về cách mà sức mạnh được tạo ra từ cơ thể. Tuy nhiên để tối đa hóa cú đấm cần có thêm những bài tập bổ trợ.
5 bí quyết để phát triển một cú đấm tốt
Cú đấm “huỷ diệt” của Anthony Joshua
Một cú đấm có “lực bộc phát”, giống như một viên đạn bắn ra đơn giả có phần thuốc nổ trong ống tạo lực nén để bắn ra ngoài. Cú đấm cũng có công thức tương tự, bạn cần có độ nén hay co tay rồi bung ra. Do đó đa số bài tập thể chất để tăng sức mạnh cú đấm đều dùng với tạ và áp dụng công thức “bộc phát”.
Điển hình như bài dùng tạ tay đẩy lên, yêu cầu phải có lực đẩy ra thật mạnh và kéo về từ từ. Hay bài tập ta nằm với dây đàn hồi (hoặc với xích), bạn có thể thu về nhẹ nhàng nhưng đẩy ra thì càng lúc càng mạnh do độ đàn hồi của dây sao su.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý về vấn đề này. Bạn chỉ nên tập tạ đẩy với chiều dọc, tuyệt đối không tập những bài đẩy tạ chiều ngang để tranh chấn thương vai.
Ngoài ra công thức quan trọng nhất bạn cần nắm rõ là kỹ thuật của đòn. Đơn giản vì các kỹ thuật đó vốn được xây dựng nên để tối đa hóa sức mạnh thể chất và các kỹ thuật luôn đòi hỏi bạn dùng toàn bộ cơ thể bạn chuyển động để tạo lực đấm. Bạn phải chuyển động toàn bộ cơ thể bạn để có thể mang theo tối đa trọng lượng cùng cú đấm. Bí quyết ở đây là đừng tập trung vào việc chuyển động cơ thể bạn trong một khoảng cách lớn. Mà hãy chuyển động tất cả cùng một lúc như một thể thống nhất.
Và tối quan trọng là bạn phải cảm thấy mỏi chân. Các bắp thịt lớn nhất trong cơ thể sẽ tạo ra sức mạnh lớn nhất. Những người chỉ đấm với cánh tay của họ sẽ không bao giờ phát huy được hết sức mạnh thực sự của cú đấm. Nếu bạn đấm gió mà chỉ cảm thấy mỏi tay mà không thấy mỏi chân thì bạn nên xem lại cách luyện tập kỹ thuật.
Nguyễn Thái