Sai lầm trong việc tự luyện khí công

Ngày nay, đáp ứng nhu cầu tập luyện, các tài liệu khí công được đăng tải tràn lan trên Internet. Việc tự luyện khí công trong thời đại công nghệ số không còn khó khăn như thời chúng ta phải chật vật tìm từng cuốn sách. Thế nhưng, liệu đó có phải điều tốt?

Tuyệt kỹ khí công của chàng võ sư 8X miệt vườn

Thiền, Khí công và Yoga giúp gì cho não bộ?

Từ những lời khuyên của các bậc thầy của làng võ thuật Việt như cố lão võ sư Ngô Bông, Trần Tiến… hay những bài viết nổi tiếng về khí công trên tạp chí Kungfu của Trung Quốc, chúng ta có thể nhận thấy quan điểm chung của hầu hết võ sư khí công về việc tự luyện tập khí công:

1) Khí công không thể tự tập – hay nói đúng hơn là không thể tự bắt đầu tập.

Đối với một số kĩ năng thể chất khác của võ thuật, chúng ta có thể tập theo những tài liệu, video clip rõ ràng và chính xác. Khí công lại cần sự hướng dẫn căn bản; các bài tập đầu tiên không thể tự thực hiện mà cần được hướng dẫn, theo dõi, sửa chữa kịp thời và đả thông kinh mạch bằng các phương pháp đặc thù. Khí công đòi hỏi sự cảm nhận cơ thể một cách đúng đắn, nhưng sự cảm nhận đó lại không phải điều mà ai cũng sẵn có.

2)  Hiểm hoạ khôn lường từ việc tự tập khí công.

Theo quan điểm y học cổ truyền phương Đông, trong cơ thể con người tồn tại “khí”. Khí là căn nguyên của sức khoẻ, bị trì ứ hay lưu thông không đúng cách sẽ sinh ra các kiểu bệnh tật. Như vậy, tập luyện khí công cũng đồng nghĩa với việc ta tác động trực tiếp vào cội nguồn của sức khoẻ và bệnh tật.

Việc tự luyện tập khí công sai (đa số là do tự tập) có thể dẫn đến các chấn thương khó lường: nhẹ thì đau khớp nhức mỏi, nặng thì mất cân bằng khí lực, tổn hại đến sức khỏe – thậm chí có thể bị liệt. Điều này được công nhận bởi nhiều võ sư nội gia, có kinh nghiệm trong giảng dạy khí công, cũng như nhiều người đã từng tự tập khí công sai cách và lãnh nhận hậu quả. Dù tài liệu có rõ ràng hay chính xác, các vấn đề phát sinh như hiểu nhầm thuật ngữ đều có thể đẩy bạn đến sai lầm.

3) Tập khí công như thế nào khi ta bận rộn?

Lời khuyên duy nhất được đưa ra: Cho dù bạn có bận rộn đến mức nào, nhưng nếu bạn đã muốn tập khí công thì cũng nên dành thời gian (vài ngày đến vài tháng, tùy nơi chỗ và người hướng dẫn) để rèn căn bản, khả năng cảm nhận cơ thể. Việc đi tập khí công một cách nghiêm túc cũng giúp ta tích lũy kinh nghiệm, các thuật ngữ chuyên môn để khi ta làm tốt căn bản, chúng ta có thể tự tập và dễ dàng trao đổi cùng những người có kinh nghiệm mà không cần trực tiếp gặp mặt. Đó chính là giai đoạn mà bạn đã có thể an toàn tập luyện tại nhà và trò chuyện với những người bạn tập khác qua mạng (facebook chẳng hạn). Nên theo học khí công từ các thầy dạy võ cổ truyền, hoặc những người chuyên hướng dẫn về khí công đã có kinh nghiệm tập và dạy thực tiễn.

Hãy nhớ kỹ điều này: “Tập đúng cách, hoặc đừng tập. Thà làm một người bình thường, còn hơn làm một người tập khí công nhưng sức khoẻ bị tổn hại.”

Phạm Vũ

 

******

Một số bài thể dục dưỡng sinh có tác dụng rèn luyện khí huyết

[jwplayer player=”1″ mediaid=”108589″]