Tính hiệu quả của đòn bẻ cổ tay – Wrist lock

Các đòn bẻ cổ tay (Wrist lock) là nhóm kỹ thuật phổ biến nhất, xuất hiện trong hầu hết các môn võ cổ như Bokator, Glima, Kalaripayattu… và tồn tại đến tận ngày nay thông qua các môn võ như Jiujitsu, Aikido…

Hướng dẫn kỹ thuật: Xoạc – ép dẻo tốt hơn cùng bạn tâp

Hướng dẫn đánh mộc nhân cơ bản cho người học Vịnh Xuân

Có hai lý do khiến đòn bẻ cổ tay được đánh giá độ hữu dụng rất cao:

PHÁ HỦY CHỨC NĂNG CƠ THỂ MỘT CÁCH HOÀN TOÀN

Khớp xương cổ tay là một trong những khớp phức tạp và dễ tổn thương nhất trên cơ thể con người. Với 8 xương xếp thành 2 hàng, khớp cổ tay con người có thể xoay theo nhiều hướng với các giới hạn nhất định.

Nếu bạn bị armbar (bẻ khớp cùi chỏ), đôi khi bạn vẫn có thể dùng sức mạnh cơ bản để gồng giữ khớp lại trước lực bẻ của đối thủ. Tuy nhiên, những khớp yếu ớt như cổ tay không thể làm được điều đó.

Một đòn Wrist Lock thành công mà đối thủ không thể nghiêng ngả cơ thể để làm giảm góc độ bẻ có thể khiến khớp cổ tay bị gãy – trật, phá hủy hoàn toàn chức năng của bàn tay đó. Nếu cổ tay bạn bị trật khớp, bạn gần như không thể thực hiện đòn đấm hay trì níu đối thủ.

BUỘC ĐỐI THỦ TÉ NGÃ HOẶC XOAY CHUYỂN CƠ THỂ

Bạn đã bao giờ thấy những cú quăng – quật trong Aikido từ các đòn Wrist Lock chưa? Trên thực tế, người thực hiện kỹ thuật không thực sự “quăng” đối thủ bằng lực từ cú bẻ cổ tay mà khiến anh ta buộc phải lộn người – té ngã.

Khi khớp cổ tay bị bẻ đến giới hạn gãy – trật, cơ thể con người sẽ sinh ra phản ứng tự nhiên là thay đổi vị trí tương đối của cẳng tay để làm giảm góc bẻ. Sự thay đổi này sẽ buộc cả cơ thể phải di chuyển theo để liên tục làm giảm góc gập cổ tay. Một đòn Wrist Lock thành công phải thực hiện được một trong hai ý đồ: làm gãy cổ tay đối thủ, hoặc buộc đối thủ di chuyển, té ngã theo ý muốn của mình.

Phạm Vũ