Có thể bạn đã biết rất nhiều điều về huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long (1940-1973), nhưng có những câu chuyện nhỏ về cuộc sống, tính cách được chính người vợ Linda Lee kể thì chưa hẳn. VoThuat.vn mời các bạn theo dõi bài viết để hiểu thêm về tuổi thơ của ngôi sao bạc mệnh này.
Bộ ảnh cổ trang hiếm hoi của Lý Tiểu Long
Vì sao Lý Tiểu Long căm thù người Nhật?
1. Từ nhỏ, Lý Tiểu Long cũng như bao đứa trẻ Hồng Kông khác đều hình thành sẵn một mối căm thù người Nhật đóng chiếm trên mảnh đất của họ. Nhưng không như tất cả mọi người đều kìm nén sự căm thù ấy trong lòng thì Lý Tiểu Long mỗi lần thấy máy bay hoặc binh sĩ Nhật đi ngang qua liền vung nắm đấm và la lối dữ dội.
2. Thuở nhỏ, Lý TIểu Long yên ắng một lát là cả nhà nghĩ anh bị bệnh rồi. Bởi lẽ kể từ khi mới chập chững biết đi, Lý Tiểu Long đã tỏ ra đặc biệt hiếu động, không bao giờ để cho chân tay và thể xác nghỉ yên. Chính vì thế, trong gia đình, Tiểu Long còn có một tên khác nữa là: Con Lật Đật.
3. So với những đứa trẻ bình thường, Lý Tiểu Long học chậm hơn hai năm ở bậc Tiểu học. Lý dường như không quan tâm gì đến việc học, cho đến khi lên 10 tuổi anh mới đếm được từ 1 đến 10 một cách suôn sẻ.
4. Vì em trai út của mình là Robert Lee có tính cách khá giống mình nên trong nhà, Lý hay chơi với Robert nhất. Anh thường gọi em trai mình là “thằng chó” trong khi Robert lại tôn sùng anh mình và gọi Lý Tiểu Long bằng những biệt danh như “con khỉ đột đầu đàn” hoặc “xếp sòng”.
5. Một trong những trợ thủ đắc lực nhất của Lý Tiểu Long khi trốn nhà, trốn lớp đi đánh lộn ngoài đường phố cũng chính là Robert Lee. “Chúng tôi la cà khắp nơi, và cùng thích thú đủ món ăn như cẳng gà màu vàng nghệ, phá lấu, sam biển…” – Robert nói.
6. Trong trường, Lý Tiểu Long nổi tiếng bậc nhất vì việc bị đuổi khỏi lớp học tái diễn nhiều lần bởi các lý do gây ồn ào, làm gián đoạn buổi học, làm trái ý các giáo viên hoặc giám thị. Anh thường cắt ngang sự yên tĩnh bằng những cử động đột ngột và sau đó là đủ mọi loại ầm ĩ, phiền hà sẽ xảy ra.
7. Kể từ sau khi trở thành môn đệ của chưởng môn Diệp Vấn (từ năm 1953), Lý Tiểu Long hăng hái cắp sách đến trường một cách khác lạ. Bởi anh đã khám phá ra chính nhà trường là nơi dễ tạo băng nhóm nhất. Cả đám kéo nhau đến một đường phố sau mỗi giờ học. Trường học lúc này với họ chỉ còn là một ký ức mờ nhạt, chán ngắt và bắt đầu giần cho một tên nào đó một trận ra trò.
8. Từ những trận đánh nhau đường phố, Lý Tiểu Long đã đưa ra một lý thuyết cho cả bọn là “càng lớn xác bao nhiêu càng ngã đau bấy nhiêu” .
9. Dù rất lười học và không hề để tâm đến các bài giảng nhưng Lý Tiểu Long không bao giờ khó chịu với những công việc sai vặt của thầy giáo như lau bảng, đi lấy sổ điểm… Ngược lại, anh còn rất ham thích.
10. Một vài học sinh khi được giao việc gì đó luôn luôn phát biểu “Em làm được việc này vì thầy đã chỉ cách làm rồi” . Lý Tiểu Long có lẽ cũng nói y như vậy, nhưng chắc chắn anh ấy luôn nói thêm rằng “em có thể làm việc đó tốt hơn” .
Top 10 cảnh quay hành động đẹp nhất của Lý Tiểu Long:
Nhật Vũ tổng hợp