7 ông “Tử” vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại

Đó là Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử Trang Tử, Mặc Tử, Tuân Tử và Lão Tử. Họ đều là những nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Người duy nhất tạo ra được “cú đấm 4 tấn” là ai?
Võ sư Thiếu Lâm trồng chuối bằng 1 ngón tay

1. Khổng Tử

Trung Quốc

Ông sinh năm 551 trước CN ở nước Lỗ. Giáo lý của ông tập trung vào việc thiết lập luân thường đạo lý trong quan hệ gia đình và xã hội, đạo đức của cá nhân và nhà cầm quyền, công lý, sự chân thành và đề ra các chuẩn mực giáo dục.

Đáng buồn là, tư tưởng của Khổng Tử không được áp dụng khi ông còn sống. Ông bị buộc phải tha hương và phiêu bạt hết nước này đến nước khác. Ông mất năm 479 trước CN.

Mãi cho đến khi nhà Tần sụp đổ, tư tưởng của Khổng Tử mới chính thức được ghi nhận và phát triển trở thành một hệ thống học thuyết gọi là Khổng giáo. Khổng giáo sau đó đã trở thành hệ thống triết học chính thức của triều đình

Trung Hoa, và cực kì có ảnh hưởng suốt thời đại nhà Hán, Đường và Tống. Các nguyên lý của Khổng Tử có ảnh hưởng to lớn trong truyền thống và tín ngưỡng Trung Hoa.

Chúng đề cao lòng chung thủy trong gia đình, việc thờ cúng tổ tiên, lòng kính trọng bậc cao niên sự tương kính vợ chồng, và một nguyên tắc nổi tiếng là “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (nghĩa là: Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác).

2. Mạnh Tử

Trung Quốc

Ông là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn thứ hai trong Khổng giáo, chỉ xếp sau Khổng Tử. Là đại diện xuất sắc của Khổng giáo, Mạnh Tử nối tiếng với tư tưởng về bản tính tự nhiên của con người cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (Nghĩa là: Người ta lúc mới sinh ra ban đầu vốn có tính thiện lương).

Bản tính này có thể được nuôi dưỡng, thông qua giáo dục và nỗ lực tu thân. Dù có thể bị ảnh hưởng bởi sự thừa mứa xa hoa vật chất nhưng “tính bản thiện” ấy không bao giờ hoàn toàn biến mất. Các đồ đệ của Mạnh Tử bao gồm rất nhiều các bậc vương hầu và ông thực ra có ảnh hưởng còn lớn hơn cả Khổng Tử.

Mạnh Tử là một người con hiếu thảo, ông xin nghỉ phép 3 năm khi làm quan ở nước Tề để chịu tang mẹ. Thất vọng vì không thể thay đổi thế gian thời bấy giờ, ông đã từ giã chốn quan trường.

3. Hàn Phi Tử

Trung Quốc

Các thành tố của triết lý Pháp gia ở Trung Quốc có thể truy về tận thế kỷ thứ 7 trước CN. Tuy nhiên chính Hàn Phi Tử là người đã phát triển học thuyết này thành một hệ thống.

Không như những triết gia nổi tiếng khác cùng thời, Hàn Phi Tử xuất thân dòng dõi quý tộc, sinh ra trong một gia đình quý tộc nước Hàn trong giai đoạn cuối thời Chiến Quốc.

Hàn Phi Tử thuộc về trường phái Pháp gia. Pháp gia cho rằng con người vốn là ác và rằng con người luôn luôn trốn tránh sự trừng phạt trong khi cố gắng giành giật lợi ích.

Vậy nên pháp luật phải trừng trị nghiêm khắc bất cứ hành động sai trái nào, cùng lúc đó ban thưởng cho những người tuân thủ luật pháp.

Học thuyết của ông rất có ảnh hưởng và trở thành một trong những nguyên tắc chỉ đạo của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa: Tần Thủy Hoàng.

4. Trang Tử

Trung Quốc

Trang Tử sống vào cuối thế kỷ thứ 4 ở nước Tống. Ông đã từ chối lời mời ra làm quan của vua Chu và lựa chọn một cuộc sống riêng tư lặng lẽ, mà theo ngôn ngữ của chính ông thì là “ngoáy đuôi rùa dưới ao đìa thôi”.

Trang Tử được cho là tác giả của một phần hoặc toàn bộ tác phẩm mang tên ông, bộ sách “Trang Tử”, một tác phẩm mang triết lý hoài nghi, lập luận rằng đời sống thì hữu hạn còn tri thức cần phải học thì vô hạn. Vậy nên việc dùng một thứ hữu hạn để truy cầu điều vô hạn, ông cho rằng thật là điên rồ.

5. Mặc Tử

Trung Quốc

Mặc Tử sinh ra ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là người sáng lập của Mặc gia, với học thuyết “kiêm ái”, đối lập với học thuyết của Khổng Tử trong vài thế kỷ.

Mặc Tử ban đầu là một môn đồ của Khổng giáo cho tới khi ông cho rằng Khổng giáo nhấn mạnh quá nhiều về các quy tắc lễ nghi rườm rà và quá coi nhẹ tín ngưỡng.

Bởi thế Mặc Tử đã quyết định tự mở lối đi riêng. Tuy nhiên, cuộc đời của Mặc Tử lại khá tương đồng với cuộc đời Khổng Tử ở rất nhiều khía cạnh quan trọng.

Nhiều người đọc tác phẩm của Mặc Tử và tên tuổi của ông thường được nhắc tới trong các kinh điển Trung Hoa truyền thống. Ông cũng buộc phải lưu lạc hết nước này đến nước khác trong suốt thời Chiến Quốc.

Nhiều trẻ em biết đến Mặc Tử nhờ tác phẩm “Thiên tự văn”. Đây là một bài thơ bằng tiếng Hán được dùng như là sách vỡ lòng dạy chữ Hán cho trẻ em từ thế kỷ thứ 6 trở về sau.

Nó bao gồm chính xác 1000 chữ, mỗi chữ chỉ được dùng một lần, và được sắp xếp thành 250 dòng, mỗi dòng 4 chữ gom thành các nhóm 4 dòng có vần điệu dễ nhớ. Tác phẩm này là nền tảng cho việc dạy đọc và viết thời xưa.

6. Tuân Tử

2-tuan-tu

Tuân Tử là một trong ba triết gia Khổng giáo xuất sắc nhất của Trung Quốc cổ đại. Ông đã phát triển, hoàn thiện và hệ thống hóa các tác phẩm của Khổng Tử và Mạnh Tử.

Tuân Tử tin rằng bản tính tự nhiên của con người cần được tu chính thông qua giáo dục và lễ nghi. Trái ngược với quan điểm của Mạnh Tử cho rằng “nhân chi sơ, tính bản thiện”, Tuân Tử tin rằng luân thường đạo lý được sáng tạo ra để chính lại con người.

Tuân Tử là một nhà tư tưởng sắc bén. Ông đã viết các bài biện luận công phu, được tập hợp trong cuốn sách tên là “Tuân Tử”.

Ông phân biệt giữa phẩm chất bẩm sinh của con người và những gì phải được học thông qua giáo dục nghiêm khắc.

Những bài luận này thường phê bình các học thuyết khác của Đạo gia và Mặc gia, cũng như các học thuyết đối lập trong đạo Khổng.

7. Lão Tử

1-12021916155AJ

Lão Tử được biết đến rộng rãi là tác giả của Đạo Đức Kinh và là ông tổ của Đạo giáo. Ông cũng được thờ phụng như một vị Thần trong Đạo gia.

Truyền thuyết kể lại rằng Lão Tử đã giác ngộ thâm sâu, và sau đó đi về phía Tây, nơi ông vĩnh viễn biến mất vào vùng đất của những vị tiên bất tử.

Người cuối cùng mà ông gặp là một gác cổng tên là Doãn Hỷ. Doãn Hỷ đã thỉnh cầu Lão Tử trao truyền cho mình và con người thế gian tinh hoa trí huệ đã được khải thị cho ông.

Đáp lại lời thỉnh cầu này, Lão Tử đã để lại cuốn Đạo Đức Kinh. Đạo Đức Kinh thường được gọi đơn giản là “Lão Tử”. Nó miêu tả về Đạo như là nguồn gốc của vạn sự vạn vật, vô hình nhưng bao trùm tất cả, có quyền năng vĩ đại nhưng tuyệt đối khiêm nhường, là cội nguồn của tất cả.

Đạo Đức Kinh muốn dẫn dắt con người quay trở về trạng thái tự nhiên hài hòa với Đạo. Cuộc sống cá nhân của Lão Tử vẫn là một ẩn số và nhiều người tin rằng ông chưa bao giờ mất, mà chỉ đi vào ánh tà dương phía trời Tây.

Theo NTD TV