Cha mất khi mới 3 tuổi nên tất cả những gì Lý Hương Ngưng biết về ông đều qua lời kể của mẹ, anh trai và những người thân trong gia đình.
27 danh ngôn của Lý Tiểu Long và ý nghĩa về chúng
Giật mình xem Thành Long “khiêu chiến” với Lý Tiểu Long
Sinh năm 1969, Lý Hương Ngưng (Shannon Lee) từng phải sống trong những ngày tuổi thơ nhiều áp lực khi là con gái của Lý Tiểu Long. Ký ức về cha gần như bằng không, song cô lại biết rất rõ về huyền thoại võ thuật thông qua kỷ niệm của gia đình và những ghi chép, nhật ký của Lý Tiểu Long.
Nhiều thông tin cho rằng Lý Quốc Hào, con trai Lý Tiểu Long, anh trai Lý Hương Ngưng được cha chỉ dạy võ thuật từ bé nhưng thật ra không phải. Lúc còn sống, hằng ngày Lý Tiểu Long vẫn tập võ tại nhà nên cậu nhóc Lý Quốc Hào thường phải sang nhà hàng xóm chơi. “Có lần người ta hỏi tại sao không rủ bạn bè về nhà, anh trai tôi trả lời vì chúng bạn sợ, cho rằng phía sau nhà tôi có người đang đánh nhau. Thế rồi cha đột ngột qua đời, 2 anh em đều cảm thấy tương lai của võ thuật quá u ám nên đợi đến khi trưởng thành, khi đã đủ hiểu biết, chúng tôi mới đến với võ thuật. Anh tôi tập võ năm 17 tuổi, còn tôi muộn hơn, mãi đến năm 24 tuổi mới bắt đầu bài quyền đầu tiên” – Lý Hương Ngưng kể.
Lý Hương Ngưng cho biết, Lý Tiểu Long là con người mang 2 tính cách đối lập, có lúc ông trầm mặc, nhốt mình trong thư viện cả mấy ngày đọc sách, suy nghĩ, ghi chép, nhưng khi bước ra ngoài, ông hài hước, thích chọc ghẹo mọi người và đặc biệt là đam mê tốc độ. Qua những trang nhật ký để lại, Lý Hương Ngưng nhận thấy ông là người luôn đặt yêu cầu rất cao vào bản thân, làm gì cũng muốn tốt nhất. Lý Tiểu Long đầy tham vọng, song tham vọng của ông không dành cho cá nhân mình mà muốn võ thuật Trung Hoa, điện ảnh Trung Hoa và thậm chí là triết học Trung Hoa có thể lan rộng trên thế giới. Lý Hương Ngưng nói: “Cho dù làm bất cứ việc gì, ông cũng không hài lòng và cứ thế tiếp tục theo đuổi cho đến ngày ông qua đời”.
Ngày xưa, khi chưa quay về Hong Kong đóng phim, Lý Tiểu Long mở võ quán bên Mỹ, thu nhận bất cứ ai muốn học võ, hết lòng truyền dạy võ thuật dù đó là người Mỹ, người Nhật hay người châu Phi. Chính điều đó mà ông bị nhiều võ sĩ người Hoa ghét, từng kéo đến võ quán yêu cầu ông không được dạy võ Trung Hoa cho người nước ngoài. Lý Hương Ngưng tự hào: “Người ta thách đấu với cha tôi và cuối cùng, người chiến thắng luôn là Lý Tiểu Long”. Là con gái của một ngôi sao điện ảnh nên nhiều người cho rằng Lý Hương Ngưng phải nối nghiệp cha. Tuy nhiên, cô lại chọn âm nhạc vì từ bé đã đam mê ca hát. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Tulane, Lý Hương Ngưng chính thức bước vào nghề ca sĩ, gia nhập nhóm nhạc Medicine, làm MC cho một chương trình truyền hình ở New York (Mỹ). Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp thì bất ngờ, năm 1993, Lý Quốc Hào bị tai nạn khi đóng phim, qua đời ở tuổi 28. Cú sốc này khiến Lý Hương Ngưng từ bỏ tất cả những gì mình đang có, bắt đầu lại sự nghiệp với võ thuật. 20 năm trước đã mất chồng, 20 năm sau lại mất đứa con trai duy nhất nên bà Linda Lee Cadwell không muốn con gái mình lại bước theo con đường điện ảnh tai ngương đó. Song, Lý Hương Ngưng vẫn kiên quyết tập võ khi đã 24 tuổi, rồi sau đó đóng phim vì theo cô, đó là cách cô giữ “tinh thần võ thuật” của cha và anh trai.
Sự nghiệp diễn xuất có nhiều cơ hội, song vì gia đình nhỏ, vì cô con gái Wren, Lý Hương Ngưng sớm chia tay màn ảnh. Trong 12 năm qua, cô quản lý Quỹ từ thiện mang tên Lý Tiểu Long do bà Linda Lee Cadwell sáng lập, phát triển môn phái võ thuật Tiệt quyền đạo của cha. Năm 2008, Lý Hương Ngưng đứng tên sản xuất bộ phim truyền hình Huyền thoại Lý Tiểu Long do Trần Quốc Khôn đảm nhận vai chính.
Trong bộ phim này, nhiều sự việc cũng như hình ảnh của Lý Tiểu Long lần đầu tiên được tái hiện, trong đó có một số chuyện nhạy cảm khiến dòng họ Lý bên gia đình bên nội không hài lòng, dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Đó là lý do có sự ra đời của bộ phim điện ảnh Anh trai tôi – Lý Tiểu Long (My Brothers Bruce Lee) do em trai ông là Lý Chấn Huy sản xuất năm 2010.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”97410″]
Thư viện võ thuật