Chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự hư cấu của các tác phẩm văn học, Trương Tam Phong vẫn được lịch sử Trung Quốc thừa nhận là một nhân vật có thật.
Những “đại cao thủ” ít được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung
7 môn phái võ thuật huyền thoại trong kiếm hiệp Kim Dung
Được xem ông tổ của Võ Đang phái và Thái Cực quyền, những dòng miêu tả của Kim Dung trong các tác phẩm truyện lẫn nhưng giai thoại truyền miệng ngoài đời đều công nhận: Trương Tam Phong là sao Bắc đẩu của võ thuật Trung Hoa, thành tựu của ông sánh ngang hàng với Thiếu Lâm Tự. Tuy nhiên, ông lại có sở thích ăn mặc giản dị, sống lang bạt thâm sơn cùng cốc, hiếm ai có thể tìm thấy.
Không có tài liệu nào rõ ràng nói về năm sinh ngày mất của Trương Tam Phong, thế nhưng các sử liệu phong kiến cho thấy khoảng đầu thế kỉ 15, Hoàng đế Minh Thành Tổ Chu Đệ từng nhắc đến Trương Tam Phong.
Xuất thân là người yêu võ thuật, Chu Đệ đặc biệt kính nể Trương Tam Phong. Theo sử sách Trung Quốc, Chu Đệ từng nhiều lần cho người truy tìm ông tổ của Thái Cực quyền nhưng bất thành. Lá thư Chu Đệ viết cho Trương Tam Phong vẫn mãi mãi không đến người được tay người nhận: “Hoàng Đế kính dâng thư lên chân tiên Trương Tam Phong: Trẫm ngưỡng mộ chân tiên đã lâu, mong cầu được thân đón bậc nghi phàm, từng sai sứ bày hương án viết thi đi tìm hết danh sơn để mời đón. Tài chất của Trẫm kém cỏi, đức hạnh mỏng manh, mà chỉ có lòng chí thành mong gặp, suốt đêm ngày không quên. Lại kính cẩn sai sứ dâng thư cẩn mời, mong chờ xe mây giá lâm để thỏa lòng kính mộ mong mỏi của Trẫm”.
Sau này, khi hiểu ra Trương Tam Phong là bậc tu đạo, chỉ thích sống giản dị lang bạt bốn phương, Chu Đệ cũng phải bỏ cuộc và quên đi ý nghĩ đi tìm bậc đạo gia mà ông tôn kính gọi bằng cái tên “chân tiên”.
Thực ra Minh Thành Tổ Chu Đệ không phải người duy nhất bị Trương Tam Phong làm ngơ. Trước thời của Chu Đệ, Chu Nguyên Trương – người sáng lập ra nhà Minh, phụ vương của Chu Đệ cũng hết mực tôn quý Trương Tam Phong và nhiều lần sai người đi tìm nhưng thất bại.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”110256″]
Phạm Vũ