- Khí Công
- Bát Thủ Pháp
- Tiểu Luyện Đầu
- Ngũ Hình Khí Công
- Tiểu Mai Hoa
- Mai Hoa bộ
- Hạc Hình Thủ Bộ
- Mộc nhân trang quyền pháp
- Lục Điểm Bán Côn
- Bát Trảm Đao
- Tiểu hình ý
- Hàng long pháp hổ quyền
- Niêm Thủ
- Ly thủ
Chăm chỉ luyện tập và đạt được những thành tích vang dội, Nguyễn Duy Hải được mọi người đặt cho biệt danh là «Hồ Hải Long»
Cũng trong thời gian đó người tham gia tích cực vào phong trào kháng chiễn chống thực dân Pháp và bị bắt và giam cầm 5 năm. Các bức tường nhà tù không cản trở được Hồ Hải Long mài giũa võ thuật. Người không ngừng rèn luyện khí công, thiền và võ thuật. Khi được ra tù, võ công của người đạt tới trình độ không tưởng, động tác nhanh tựa chớp, cơ bắp tựa đá, khi vận khí công có thể chịu được hàng trăm của kẻ địch. Khi còn trẻ Hồ Hải Long đã được coi là cao thủ về đao pháp. Trong thời gian kháng chiến, tháng Hai năm 1947 người đã đoạt giải trong các kỳ thi đao pháp của mười tỉnh phía Bắc được tổ chức tại Chợ Mễ trước chiến thắng Sông Lô. Sau đó Hồ Hải Long dạy võ thuật cho lực lượng công an, trong số đó có rất nhiều môn sinh là Thanh niên kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc.
Quyền sư Hồ Hải Long là bạn chí thân của Võ sư Nguyễn Lộc, người sáng lập Việt Võ Đạo «Vovinam» và võ sư vô địch quyền Anh Nguyễn Quỳnh, người sáng lập «Tinh hoa thuật». Người cũng có quan hệ thân thiết với đại võ sư Vũ Bá Oai , người đã phát triển rất mạnh trường phái Hàn Bái tại miền Nam Việt Nam.
Năm 1953 người đi vào Nam và trở thành thày giáo dạy các môn xã hội trong trường trung học. Hai năm sau, người gặp lại được sư tổ Nguyễn Tế công và tiếp tục lĩnh giáo từ sư tổ cho đến khi sư tổ tạ thế.
Quyền sư Hồ Hải Long được phong là võ sư Chưởng môn Vịnh Xuân công phu thế hệ đầu tiên tại Việt Nam. Theo di nguyện của sư tổ, người đã mở võ đường để truyền dạy võ thuật vào năm 1961.
Do ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, lớp trẻ bị sa sút về tinh thần, Đại võ sư Hồ Hải Long vừa là người thầy vừa là người yêu nước đã quyết định dùng việc truyền thụ Vịnh Xuân làm cơ sở để hồi sinh các giá trị tinh thần cho lớp trẻ. Người đã chọn các môn sinh cùng tư tưởng và truyền thụ hết cho họ các hiểu biết của mình. Song song với việc dạy võ thuật, Người đã rèn giũa con tim và khối óc của họ để họ có thể sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của người con yêu nước.
Đại võ sư Hồ Hải Long (Nguyễn Duy Hải) đã tận thế hồi 5 giờ sáng ngày thứ sau 27 tháng 12 năm 1988 dương lịch (27 tháng tám âm lịch, năm Mậu Thìn, thọ 72 tuổi)
Trước khi qua đời Người đã chuyển danh võ sư chưởng môn Vịnh Xuân công phu tại Việt Nam cho môn sinh của mình là võ sư Huỳnh Ngọc Ẩn.