Chân Tử Đan: Ngô Kinh không cùng đẳng cấp võ thuật với tôi
Top 5 ngôi sao phản diện sở hữu võ công thực chiến đáng sợ
Mạc Đăng Dung (1483-1541) là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng). Ông sinh ra ở vùng biển, làm nghề đánh cá, nhưng lại có trí dũng hơn người.
Thanh đại long đao từng giúp Mạc Đăng Dung đoạt chức vô địch trong cuộc thi tuyển dũng sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long thời Lê Sơ. Ông đã trúng Đô lực sĩ xuất thân (Võ Trạng nguyên), được sung quân Túc vệ.
Với thanh đại long đao, Mạc Đăng Dung đã xông pha trận mạc và bách chiến bách thắng trong các cuộc dẹp loạn: Cù Khắc Xương, Trần Công Vụ, Lê Quảng Độ, rồi Trần Thăng (ở Thái Nguyên, Lạng Sơn), Nguyễn Hoằng Dụ (Thanh Hóa). Do lập nhiều công lớn, dẹp loạn các phe phái, bảo vệ triều đình, nên được phong tới chức Thái sư, tước An Hưng vương, đức trí bậc nhất triều đình.
Triều Lê Sơ suy tàn, nên năm 1527, Hoàng đế Lê Cung Hoàng đã hạ chiếu nhường ngôi cho Thái sư Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung lên ngôi, lập ra triều Mạc, lấy niên hiệu Minh Đức. Trị vì đến năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả Mạc Đăng Doanh. Ông về nơi sinh thành là làng Cổ Trai xây dựng Dương Kinh, là kinh đô thứ 2 của triều Mạc, đô thị ven biển đầu tiên của Việt Nam. Tại đây, có thương cảng sầm uất, quân đội hùng mạnh, thậm chí có cả trường Quốc gia học, tương đương với Quốc Tử Giám ở Thăng Long.
Thanh long đao của Mạc Đăng Dung được gọi là Định Nam đao làm bằng sắt nặng 25,6kg, dài 2,55m, trong đó lưỡi đao dài 0,95m, cán làm bằng sắt rỗng. Dọc sống đao có nhiều nét hoa văn rất lạ đến nay vẫn chưa lý giải được. Một hình đầu rồng bằng đồng thau đang há miệng nuốt lấy lưỡi đao nhìn khá đặc biệt. Theo câu chuyện lưu truyền trong dân gian, một người thợ rèn bí ẩn thấy tướng mạo khác thường của chàng trai Mạc Đăng Dung, làm nên nghiệp lớn không phải bằng con đường kinh sử mà là võ học. Chính vì vậy, người thợ đã rèn thanh long đao như một lời nhắn ngầm Mạc Đăng Dung sẽ thành thiên tử từ chính binh khí này. Sau khi rèn xong, ông để lại cây long đao kèm với một bài kệ đại ý là: “Cơ nghiệp sẽ dựng nên từ đây, cây đao này chỉ dành cho người có duyên, dùng nó sẽ làm nên sự lớn”.
Nhiều chuyên gia về binh khí cổ tại Việt Nam cho rằng, thanh long đao này lúc đầu có thể nặng hơn 30 kg (ngang ngửa với Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vân Trường thời Tam Quốc).
Khi Mạc Thái Tổ băng hà, đại long đao được đem về thờ ở lăng miếu làng Cổ Trai. Năm 1592, nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, Mạc Đăng Thận (cháu 4 đời của Mạc Đăng Dung), là người coi giữ lăng miếu, đã giả làm nhà buôn, mang theo long đao của Tiên đế xuống thuyền rời Đồ Sơn.
Đoàn thuyền tiến về phía Nam, vào vùng cửa sông Hồng, đến cửa Lạn Môn thì dừng lại, tìm đến đất Kiên Lao (Nam Định) định cư. Nghe lời Quốc công Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông cùng gia quyến đổi sang họ Phạm để tránh bị nhà Trịnh truy sát diệt vong. Ông đổi họ Mạc thành họ Phạm, song vẫn giữ lại bộ thảo đầu của chữ “Mạc” để con cháu đời sau ghi nhớ tín hiệu nhận ra nhau.
Qua 4 đời ở vùng Kiên Lao, dòng họ Phạm gốc Mạc có sự phân chi. Ông Phạm Công Úc được giao mang đại long đao về định cư ở vùng Ngọc Tỉnh và thờ ở từ đường chi họ Phạm gốc Mạc.
Trải bao biến cố thăng trầm, theo gia phả dòng họ, thời vua Lê Dụ Tông, hai người con trai Phạm Công Úc là Phạm Công Dục và Phạm Công Dắt lên kinh đô thi võ. Hai ông đã xin vua cha cho phép làm lễ rước thanh long đao của Mạc Thái Tổ, cầu xin anh linh Tiên đế và linh khí bảo đao phù trợ. Khoa thi ấy, cả hai ông đều đỗ võ quan, được triều đình tuyển dụng.
Đúng ngày 22-9-2010, chi họ Phạm gốc Mạc ở làng Ngọc Tỉnh (Xuân Trường, Nam Định), cùng con cháu dòng tộc, nhân dân địa phương, đã nghinh rước báu vật của Thái Tổ Mạc Đăng Dung về Thái miếu, thuộc Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, ở xã Ngũ Đoan.
https://youtu.be/GGVLBMKuvnM
V.Đ – Tổng hợp