Dùng thương giáo đâm vào cổ (yết hầu), nội công thật hay giả?

Khí công – nội công là một trong những chủ đề võ thuật rất được quan tâm, kể cả trong và ngoài giới võ thuật. Vì thế, các màn biểu diễn khí công – nội công sớm trở thành những màn biểu diễn phổ biến và đặc sắc nhất trong lĩnh vực võ thuật.

Thót tim màn biểu diễn nội công lấy thương đâm cổ họng

Nhảy lầu – màn biểu diễn nội công kinh dị nhất từng thấy

Là một khía cạnh phức tạp của võ thuật, nơi mà các kiến thức, kĩ năng khoa học chưa thể công nhận, lĩnh vực mà những người có hiểu biết cơ bản còn khá ít, và cũng là lĩnh vực đang bị lãng quên theo thời gian, theo xu hướng hiện đại võ thuật, biểu diễn khí công trở thành mảnh đất béo bở cho những tay bịp bợm. Màn biểu diễn dùng yết hầu đè mũi nhọn, làm cong cây thương là một trò nguy hiểm, đặc biệt gây hứng thú cho người xem, và cũng là một màn bị làm giả rất nhiều.

Đâm thương vào cổ – màn biểu diễn “kinh điển”

Trong các màn biểu diễn thật sự chứng tỏ sự tồn tại của nội công – khí công, ta có thể thấy rõ màn biểu diễn bắt đầu với mũi thương thẳng, được cố định đầu còn lại dưới đất bởi người hỗ trợ, mũi thương đâm gần vuông góc vào cổ và người trình diễn phải hoàn toàn dùng lực đè của yết hầu để làm cong cây thương (thường làm bằng gỗ sáp, một loại gỗ rất dẻo và lực đàn hồi lớn.)


Nhưng đó là cách của những người có khả năng khí công thực sự. Vậy, hãy xem những tay bịp bợm làm gì?

Mấu chốt ở mũi thương và cách cầm thương.

Nếu như có khí công thực sự bảo vệ yết hầu, một mũi thương đâm vuông góc vào cổ có thể chẳng là vấn đề gì, nhưng với da thịt bình thường thì cực kì nguy hiểm. Cái khôn khéo của những kẻ bịp bợm đó là biết cách đánh lừa con mắt người xem: thay vì để mũi thương đâm thẳng vào cổ, họ để một mặt thương tì vào yết hầu với một kĩ thuật khéo léo (nhưng chẳng có tí “khí” nào). Mũi thương vốn không bén đã chẳng còn nguy hiểm khi lực đâm vào một điểm nhỏ đầu mũi thương bị biến thành lực đẩy – đàn hồi bình thường và vô hại vào một khoảng mô mềm lớn. Một số tay lừa khá hơn, dựa vào cấu trúc hình thoi của mũi thương, mài cùn các cạnh, thế là hõm xương ngay phía dưới yết hầu trở thành điểm tựa rất thoải mái (nên nhớ, mũi thương khi đó đang ĐẨY, chứ không phải ĐÂM)

1920556_487733797998752_1232585941_n
Điều thứ hai, đó là ở người hỗ trợ. Những người hỗ trợ màn khí khọt bịp bợm này có kĩ thuật riêng để bẻ cong mũi thương ngay từ đầu màn biểu diễn, nhanh chóng biến lực đâm của mũi thương thành lực đẩy bật ra để vô hại cho bạn diễn.

Mặc dù không phải bất cứ “dân tay mơ” có thể làm ngay trò biểu diễn này. Tuy nhiên, những mánh khóe ta có được và sử dụng vẫn luôn dễ hơn khí công – thứ mà có thể ta mất cả đời để luyện thành, đó là nội công thật sự.

Nếu bạn là một người yêu thích xem các màn biểu diễn khí công, hãy khôn ngoan và tỉnh táo!

Một số màn trình diễn nội công thú vị.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”100755″]

Y.N

(Bài viết có sử dụng một số thông tin từ võ sư Hồ Tường – võ phái Tân Khánh Bà Trà)