Huyền thoại về đôi cánh “quái quỷ” của kỵ binh Ba Lan

Ở châu Âu, kỵ binh Ba Lan được xem là đội quân có sức mạnh vô địch, sánh ngang với những chiến binh thiện chiến Mông Cổ.

Chuyện chưa kể về bảo đao vua Mạc sánh ngang Thanh Long đao của Quan Vũ
Chân Tử Đan: Ngô Kinh không cùng đẳng cấp võ thuật với tôi.

Từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVIII, đôi cánh của các Husaria là nỗi kinh hoàng trên chiến trường và là niềm tự hào bất diệt của cả đất nước Ba Lan.

Kỵ binh Ba Lan.
Kỵ binh Ba Lan.

Tiền thân xuất phát từ một nhóm lính đánh thuê mộ đạo của người Serbia vào khoảng năm 1500 và dần dần phát triển thành một đạo quân chính quy hùng mạnh. Khắp dải mặt trận miền Đông Châu Âu trong suốt 100 năm ( 1570 -1580 ), họ bất bại trước mọi đối thủ kể cả quân Ottoman, Cossacks ( kỵ binh cô dắc ) hay người Nga ( Tatar ). Đôi cánh trên lưng họ là một cảnh tượng kinh hoàng trên mọi chiến trường, với ngọn thương cực dài và trường kiếm nhọn, họ là những gì tinh túy nhất của những kỵ binh Châu Âu thời bấy giờ.

Sử dụng những ngọn thương dài thuần thục cộng với chiến thuật càn quét mạnh mẽ như những cơn lốc, đơn giản nhưng gần như không có nhược điểm. Người Ottoman từng nghĩ ra phương pháp khắc chế khinh kỵ Balan bằng cách sử dụng Pikeman với giáo dài có móc để móc vào chân ngựa ( đây cũng là cách chống lại kỵ binh hiệu quả được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới ) nhưng vô dụng bởi khả năng bố trí thế trận và khả năng cưỡi ngựa thành thục của những Winged Hussar.

Chiến công vĩ đại nhất của khinh kỵ Balan là trận đánh thành Vienna năm 1683. Tháng 9 năm 1683 quân Ottoman đem tới 150.000 quân do Hoàng đế Mehmed IV chỉ huy và thêm 12.000 quân do tể tướng Ottoman Kara Mustafa Pasha dẫn đầu tiến đánh và bao vây thành Vienna. Sau đó chính giáo hoàng Innocent XI đã gửi quân đội Balan đến giải vây thành Vienna với khoảng 30.000 quân. Trong trận đánh, đích thân vua Balan Jan Sobieski chỉ huy 3000 kỵ binh Winged Hussars phá vỡ hàng ngũ quân Ottoman, đánh thẳng vào doanh trại người Thổ kết hợp với quân đội thủ thành Viên xông ra trợ chiến. Sau hơn 3 tiếng đội quân của người Thiên chúa giáo hoàn toàn thắng trận và giải vây được thành Vienna.

Ngoài khả năng đánh trận, các kỵ binh Husaria còn gây ấn tượng về độ “hoành tráng” trong trang phục thời cổ. Họ được xem là những chiến binh ăn mặc đẹp nhất. Bộ giáp của họ không chỉ là một thứ để bảo vệ cơ thể khỏi tên, súng đạn và kiếm giáo mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Bộ giáp của các Husaria không chỉ dày hơn so với giáp bình thường (dày 3,5 – 10mm) tùy từng đoạn trong khi bộ giáp của hiệp sĩ các nước Trung cổ thời đó chỉ dày từ 2 – 3m.

2

Vào thế kỷ 16, đoàn kỵ binh nhẹ được trang bị thêm áo giáp, giáo dài (Koipa) và đôi cánh để trở thành kỵ binh hạng nặng. Đôi cánh đặc biệt được làm từ lông chim, các khinh kỵ binh Husaria khi di chuyển sẽ tạo nên nhiều âm thanh như tiếng gió rít khiến cho kẻ thù khiếp sợ. Nhưng đôi cánh này chỉ phát huy tác dụng trong thời tiết đẹp, nếu thời tiết ẩm ướt hoặc gió lớn, chúng sẽ trở nên khó chịu cho chính những người mang nó. Bên cạnh đó, cũng có nguồn thông tin cho rằng, đôi cánh này giúp các Husaria không bị quân Tartar hạ gục bằng tuyệt chiêu quăng dây thòng lọng.

5

Trong suốt 2 thế kỷ, mỗi khi kỵ binh Husaria tham gia chiến trường, kẻ địch chỉ có 2 sự lựa chọn: “Ở lại chiến đấu và chết” hoặc “chạy và chết”. Đội kỵ binh Husaria chưa bao giờ thua trận khi tấn công trên địa hình bằng phẳng.

Với những chiến tích của mình, các Husaria được liệt vào danh sách 10 đội kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử thế giới, ngang ngửa với kỵ binh Mông Cổ hay lực lượng Mamluk.

https://youtu.be/m14OpTmeAv8

V.Đ – Tổng hợp