Triệt Quyền Đạo (hay nói đúng hơn là Tiệt quyền đạo – vì sự thuận tiện trong phiên âm nên người Việt không dùng chính xác cái tên này) là một trong những di sản lớn nhất cuộc đời Lý Tiểu Long, bên cạnh điện ảnh, những câu danh ngôn khích lệ tinh thần và đề cao giá trị con người.
5 truyền nhân tài giỏi nhất của Triệt Quyền Đạo hiện nay
Clip đặc sắc về môn võ Triệt quyền đạo
Cuộc đời Lý Tiểu Long không bắt đầu bằng võ thuật, nhưng ông gắn liền với nó như một định mệnh. Từ Thái Cực quyền được truyền dạy từ chính người cha Lý Hải Tuyền, bản lĩnh huyền thoại Lý Tiểu Long được trui rèn cùng nhiều mối duyên kì ngộ với những nhân vật lẫy lừng trong các bộ môn như Vịnh Xuân, Karate, Taekwondo, Thái Lý Phật, Nội Mông quyền, Jiujitsu, và võ thuật Philippin.
Một trong những cột mốc quan trọng nhất trong sự nghiệp Lý Tiểu Long đó là sự giảng dạy từ danh sư Diệp Vấn. Ông là một trong số rất ít võ sư Trung Hoa thời đó đề cao việc tôn trọng yếu tố thực chiến, chấp nhận va chạm để chứng minh bản lĩnh chứ không bảo thủ như các võ sư đương thời. Diệp Vấn tuy không phải người thầy đầu tiên, nhưng là người thầy có ảnh hưởng lớn nhất đến Lý Tiểu Long, “truyền lửa” cho huyền thoại họ Lý trong suốt cuộc đời bôn ba, va chạm, chấp nhận cúi đầu học hỏi trước những bộ môn khác. Và đó cũng chính là tiền đề để Lý Tiểu Long tạo nên tinh hoa của chính mình: Triệt Quyền Đạo.
Trong suốt sự nghiệp, Lý Tiểu Long tôn trọng giá trị của sự học hỏi, thích nghi và áp dụng liên tục những gì mình có thể tiếp cận. Điều đó thể hiện trong những câu danh ngôn nổi tiếng của ông, chẳng hạn như câu nói huyền thoại về “nước” (Hãy để tâm trí của bạn vô hình vô dạng. Như nước. Đổ nước vào chén, nó thành chén, đổ vào chai nó thành chai. Nước có thể chảy đi, cũng có thể phá hủy mọi thứ).
Sức mạnh của Lý Tiểu Long và Triệt quyền đạo không chỉ đến từ nền tảng thể chất tuyệt vời của ông, mà còn đến từ giá trị của sự học hỏi.
Triệt Quyền Đạo cùng nguyên lý phá hủy, chặn đứng mọi ý đồ tấn công của đối thủ ngay khi nó chưa có đủ điều kiện để tạo thành một đòn đánh hoàn chỉnh, đó là một tư tưởng không hề mới. Nó tồn tại trong mọi môn võ mà Lý Tiểu Long từng tiếp xúc và học tập, từ Thái Cực, Vịnh Xuân, Taekwondo, Karate, Jiujitsu. Ý tưởng “triệt quyền” tồn tại trong mọi môn võ như một cách để hạn chế khả năng tấn công của đối thủ, cũng như đặt bản thân vào trạng thái thuận lời.
Thế nhưng, khác với nhiều võ sĩ đương thời chỉ tập luyện một cách máy móc, Lý Tiểu Long nhìn nhận ra được điểm chung: tại sao mọi môn võ đều có khái niệm này? Ông hiểu ra rằng mọi đòn thế đều có điểm khởi đầu, và cần có những điều kiện như tốc độ, khoảng cách tư thế để tạo ra uy lực. Một đòn vật không thể thành công nếu người vật không đặt được cơ thể mình vào tư thế thích hợp. Cú đá không thể tạo ra lực nếu như nó chỉ mới rời mặt đất thì đã bị chặn lại.
Lý Tiểu Long, với cái đầu khôn ngoan trong một thể chất hoàn hảo đã nhìn ra được tinh hoa trong ý tưởng “Triệt quyền”, đặt nó lên vị trí chủ đạo trong bộ môn võ thuật của chính mình. Cùng với sự giúp đỡ của nhiều người thầy, người bạn võ thuật, trong đó có Dan Inosanto – người được chính Lý Tiểu Long vinh hạnh gọi tên “người cùng sáng lập Triệt quyền đạo”, cuối cùng tinh hoa Triệt quyền cũng được hoàn chỉnh, hệ thống và nhìn nhận một cách rõ ràng trong lý thuyết chiến đấu của Lý Tiểu Long.
Những kỹ thuật trong tập luyện và thực chiến của Triệt quyền đạo đã được tổng hợp qua 1 clip sau đây.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”73561″]
Phạm Vũ