Những môn phái chính nghĩa luôn xuất hiện trong kiếm hiệp Kim Dung

Bên cạnh những môn phái tà đạo thì trong các tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung luôn xuất hiện những môn phái chính nghĩa, nhận được sự kính trọng trong võ lâm.

Đóng phim võ, Bình Minh truyền nước biển ngay tại hậu trường
Khả năng né đòn thần thánh của võ sĩ boxing đường phố

THIẾU LÂM

Đây là môn phái được nhắc nhiều nhất trong các bộ kiếm hiệp của Kim Dung. Theo truyền thuyết của Phật giáo, Đạt Ma sư tổ đã vượt sông Trường Giang đi đến chùa Thiếu Lâm. Tại đây, ông đã thiền định trong chín năm liền. Thiếu Lâm nổi tiếng với chiêu Dịch Cân kinh, La Hán thập bát thủ…

1

Hư Trúc, Giác Viễn đại sư, Phương Chứng đại sư, Tảo Địa Tăng… đều là những nhân vật nổi trội xuất thân từ phái Thiếu Lâm. Đặc biệt, Tảo Địa Tăng là vị sư duy nhất trong truyện Kim Dung đã tập luyện được 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự. Trong cuộc quyết đấu giữa cha con Tiêu Phong với nhà Mộ Dung Phục, ông đã ra mặt để hóa giải hận thù giữa hai nhà.

VÕ ĐANG

Môn phái này do Trương Tam Phong sáng lập, ông là một nhân vật có thật thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, ông đã xuất hiện lần đầu trong bộ Thần điêu đại hiệp khi mới 14 tuổi. Ông đã đi theo giúp việc cho Giác Viễn đại sư trong chùa Thiếu Lâm và học được một phần Cửu Dương Thần Công. Nhờ bản tính thông minh hơn người, Trương Tam Phong đã sáng tạo võ thuật mới và xây dựng nên phái Võ Đang.

2

 Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Kim Dung từng nói rằng: “Võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi.” Khi ấy Trương Tam Phong đã trăm tuổi, võ công đứng đầu thiên hạ. Các đệ tử của ông là Võ Đang thất hiệp cũng là những cao thủ số một thiên hạ.

NGA MI

Quách Tương là con gái thứ hai của đại hiệp Quách Tĩnh – Hoàng Dung, nàng được mệnh danh là Tiểu đông tà. Một lần tình cờ, nàng gặp Giác Viễn đại sư và học được một phần nội công của Cửu Dương thần công. Sau đó, Quách Tương mang theo Ỷ Thiên kiếm đến núi Nga Mi lập phái. Đây là môn phái nữ giới truyền đời làm chưởng môn.

3

Sự tồn tại của Nga Mi đã được nhà văn Kim Dung thổi phồng lên trong bộ tiểu thuyết Ỷ Thiên đồ long ký, ông cho rằng võ lâm Trung Hoa có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi độc lập nhau về mặt kỹ pháp và luyện công. Các đệ tử nổi bật của phái Nga Mi là Phong Lăng sư thái, Diệt Tuyệt sư thái, Chu Chỉ Nhược, Kỷ Hiểu Phù. Đặc biệt Chu Chỉ Nhược… đã luyện được môn Cửu Âm bạch cốt trảo, trấn áp quần hùng tại Thiếu Lâm Tự.

CÁI BANG

Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn xin, nơi đó có đệ tử Cái Bang. Những đệ tử trong bang luôn thương yêu giúp đỡ nhau và đi theo chính nghĩa. Tuyệt học của Cái Bang là Giáng Long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp. Chiêu Giáng long thập bát chưởng là một môn võ công thuần dương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh… mới đạt tới đỉnh cao của nó.

4

 TOÀN CHÂN GIÁO

Vương Trùng Dương tu luyện tại núi Chung Nam và sáng lập phái Toàn Chân giáo. Sau khi nhà Nguyên xâm lấn Trung Quốc thì môn phái này cũng không còn xuất hiện trong truyện Kim Dung. Tuyệt chiêu của Toàn chân giáo có thể kể đến là Bắc đẩu thất tinh, Tiên thiên công, Không minh quyền, Song thủ hỗ bác. Trong lần luyện Hoa Sơn lần thứ nhất, Vương Trùng Dương chính là người có võ công cao nhất, đứng đầu võ lâm với hiệu là Trung Thần Thông.

5

 Đến những năm cuối đời, ông còn tiên đoán được khi ông chết thì Âu Dương Phong sẽ đến Toàn Chân giáo để cướp Cửu âm chân kinh. Vì thế, ông đã giả chết và chỉ bằng một chiêu Tiên Thiên Công, ông đã đánh bại Âu Dương Phong. Vương Trùng Dương đã phế bỏ môn võ Cáp Mô Công của Âu Dương Phong mà phải 20 năm sau, hắn mới khôi phục được…


V.Đ