Chuyện Lý Tiểu Long đột ngột qua đời đã là chủ đề tranh luận hàng chục năm qua nhưng gần đây lại có một ý kiến giải thích nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lý Tiểu Long dựa theo một tình tiết trong tiểu thuyết Thiên Long bát bộ.
Ảnh hiếm: Lý Tiểu Long đóng phim từ lúc 3 tháng tuổi
Lương Bích: Người duy nhất đánh bại được Diệp Vấn
Việc Lý Tiểu Long đột nhiên qua đời ở tuổi 33 đã dẫn đến nhiều suy đoán, trong đó chủ yếu có 3 thuyết: Một là bị âm mưu ám sát, hai là chết vì tai nạn chẳng hạn như dùng sai thuốc, ba là do số mệnh, Diệp Vấn từng nói Lý Tiểu Long là tướng đoản mệnh.
Trong đó, đối với việc Diệp Vấn từng dự báo rằng Lý Tiểu Long là tướng đoản mệnh, mọi người đều từng đã nghe qua rất huyền bí thần kỳ. Việc này xảy ra sau khi Diệp Vấn gặp Lý Tiểu Long không lâu, ông liền nói với các đệ tử điều dự đoán này. Lúc đó không ai tin nhưng sau này nó lại trở thành lời tiên tri.
Nếu chỉ xem lời dự báo tướng đoản mệnh thì sẽ rơi vào sự huyền hoặc như phong thủy học. Nhưng thực tế, Diệp Vấn đưa ra phán đoán tướng đoản mệnh là có dựa vào căn cứ nhất định.
Năm 1954, Lý Tiểu Long bái Diệp Vấn làm sư phụ ở võ quán trên đường Lợi Đạt, chính thức trở thành môn đồ của Diệp Vấn và học võ với Diệp Vấn 6 năm. Buổi đầu gặp Lý Tiểu Long, Diệp Vấn rất vui, bởi vì Lý Tiểu Long không những có khả năng võ học thiên bẩm lại có điều kiện thân thể và rất ham học võ.
Nhưng Diệp Vấn cũng rất nhanh chóng trở nên buồn rầu. Người khác thấy vậy rất kỳ quái. Lý Tiểu Long hồi đó được gọi là “tiểu võ si” – nghĩa là cậu nhỏ si mê võ thuật, tiền đồ rất rộng mở, vì sao Diệp Vấn lại không vui? Sau đó, Diệp Vấn mới nói lý do là tướng đoản mệnh.
Nhưng các đệ tử rất khó hiểu, không cảm thấy Lý Tiểu Long có tướng đoản mệnh cho nên cố hỏi cho rõ. Sau 3 lần các học trò cố hỏi, cuối cùng Diệp Vấn mới giải thích: “Hai chân Tiểu Long bẩm sinh có khiếm khuyết nhỏ, khi đi lại hơi nhún nhảy lên xuống. Người bình thường không nhất định nhìn thấy điểm khiếm khuyết này, khi đi lại gót chân Tiểu Long không chạm đất, đây chính là tướng đoản mệnh”.
Điều giải đáp này của Diệp Vấn rất thần kỳ, nhưng kỳ thực đây cũng không phải là phán đoán của Diệp Vấn. Xem tiểu thuyết Thiên long bát bộ của Kim Dung thì sẽ biết, Một Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn luyện võ càng cao thâm thì thân thể lại càng thương tích trầm trọng, cuối cùng ông sư quét chùa nói: Cần phật học hóa giải. Trên quan điểm này, ý tưởng thực sự của Diệp Vấn không khác nhiều.
Như vậy tức là, võ học Trung Quốc cũng cần tu thân dưỡng tính, luyện võ vốn cũng là một dạng hành vi thấu chi thân thể. Nếu một mực cương liệt, như vậy thân thể thấu chi sẽ rất nghiêm trọng, cuối cùng sẽ dẫn đến đoản mệnh. Từ khía cạnh tu dưỡng tính mệnh con người mà nói, lý luận này cũng là có đạo lý. Đây cũng là nguyên nhân khiến đa số người luyện võ không sống lâu. (theo từ điển mở Baidu của Trung Quốc, thấu chi thân thể được hiểu trên hai phương diện: Một là thấu chi trên mặt sinh lý, chủ yếu là chỉ phương diện lao động thể lực, thường phải làm những việc vượt quá khả năng chịu đựng của thân thể, qua thời gian dài không được nghỉ ngơi hoặc bổ sung dinh dưỡng. Hai là thấu chi tâm lý, chỉ những người trường kỳ chịu áp lực tâm lý quá lớn).
Trong thực tế, võ thuật truyền thống Trung Quốc, ngoài chiến đấu ra, việc tu hành là trọng yếu chứ không phải là cố gắng tranh cường. Nhưng xem xét cả cuộc đời Lý Tiểu Long, ông luôn luôn đóng những vai đấu sĩ, luôn chiến đấu bạt mạng. Hiển nhiên, Lý Tiểu Long chỉ học võ công của Diệp Vấn, không học được cảnh giới của Diệp Vấn.
Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, có nhiều người suy đoán, lưu truyền rộng nhất là một thuyết rằng Lý Tiểu Long bị ganh ghét nên bị người ta âm mưu ám hại. Nhưng thuyết này cũng không có căn cứ nào.
Theo tài liệu, sau khi Lý Tiểu Long từ trần, các chuyên gia y học đã liên tục nghiên cứu nguyên nhân cái chết của Tiểu Long. Nhưng có một người có kết luận đáng lưu ý. Đó là chuyên gia ở bệnh viện tại Chicago kết luận rằng: Lý Tiểu Long chết vì thiếu ngủ và áp lực quá lớn, cuối cùng dẫn đến tim mạch hoặc phổi đột nhiên ngừng hoạt động”. Từ kết luận này mà nói, phán đoán của Diệp Vấn cũng không phải không có đạo lý.
Anh Thư (T.H) – Theo: Trần Vũ