Chuyên gia võ thuật tự vệ thực chiến người Hàn Quốc – DK Yoo đã truyền đạt nhiều kỹ thuật và bài học đặc biệt về giao đấu cho các HLV, VĐV Taekwondo sau 2 ngày huấn luyện tại Việt Nam.
- DK Yoo gây ấn tượng mạnh khi huấn luyện võ thuật tại Việt Nam
- Khóa đào tạo, bồi dưỡng HLV Taekwondo toàn quốc 2018: Bước ngoặt quan trọng của Taekwondo
DK Yoo là một võ sĩ Hàn Quốc vô cùng nổi tiếng về võ thuật tự vệ. DK Yoo là bậc thầy về Systema (môn võ của đặc nhiệm Nga). Anh cũng từng huấn luyện cho cảnh sát Hàn Quốc và các lực lượng đặc biệt. DK Yoo đã tổng hợp nhiều môn võ khác nhau và phối hợp chúng lại thành phong cách riêng của mình. Trong lớp học lần này ở Việt Nam, võ sư người Hàn Quốc đã nhắc đến khái niệm thả lỏng cơ thể.
Thả lỏng cơ thể – Chìa khóa của tốc độ
Trong ngày đầu tiên giảng dạy, võ sư người Hàn Quốc đã đặc biệt phân tích và diễn giải về việc thả lỏng cơ thể. Thực tế nếu bạn gồng cơ bắp thì khó có thể tung được cú đấm có tốc độ cao. Giống như trong môn Boxing, nếu các võ sĩ muốn có đòn đấm nhanh thì họ buộc phải thả lỏng cơ thể tay tung đòn.
Có câu “Thiên hạ võ công, vô chiêu bất phá, duy khoái bất phá” (Trong võ thuật cái gì cũng có thể phá được (lực, kỹ năng, công phu đều có thể bị hóa giải), nhưng tốc độ thì không). Thành ngữ này cũng xuất hiện trong rất nhiều tựa phim kinh điển, trong đó có “Tuyệt đỉnh công phu” của Châu Tinh Trì. Trong Diệp Vấn 3, nhân vật mà Mike Tyson đảm nhận cũng có nhắc lại câu tục ngữ này.
Tốc độ là yếu tố quan trọng trong thi đấu lẫn tự vệ. Tuy để đòn đánh có lực thì người tập thì võ sĩ phải biết gồng cứng khi nắm đấm tiếp xúc mục tiêu. Hay đơn giản như DK Yoo giải thích đó là bạn phải biết chọn điểm dừng cho đòn đánh để tạo nên lực, vì khi muốn dừng đòn tại một điểm thì cơ bắp phải gồng lại để
Kinetic chain – Bí mật sức mạnh của DK Yoo
Kinetic Chain (chuỗi chuyển động). Khái niệm về chuỗi chuyển động bắt nguồn từ năm 1875, khi một kỹ sư cơ khí tên là Franz Reuleaux cho rằng khi một loạt các phân đoạn chồng chéo được nối qua các khớp nối sẽ tạo ra một hệ thống cho phép sự chuyển động của một khớp, có thể ảnh hưởng đến chuyển động của một khớp khác trong liên vận động.
Trong võ thuật thì các bộ phận trên cơ thể kết hợp với nhau có thể tạo thành chuỗi chuyển động và vận dụng để phát lực. DK Yoo đã có nói về vấn đề này trong buổi giảng ngày 21/12, anh nói cánh tay của con người không phải là một khúc gỗ mà được liên kết bởi các khớp nối liền. Hãy vận tất cả các khớp, bộ phận trong cơ thể để dồn lực vào một điểm và ở đây là nắm đấm.
Khái niệm này khá phổ biến trong võ thuật hiện đại. Ở đây xin lấy đấm đòn móc của boxer Gennady Golovkin làm ví dụ.
Bên cạnh việc dạy lí thuyết, DK Yoo luôn cho các học viên thực hành sau mỗi kỹ thuật để quá trình tiếp thu diễn ra tốt nhất. Và trước khi hướng dẫn kỹ thuật tự vệ, võ sư người Hàn Quốc này luôn chú trọng cho học viên hiểu được cách phát lực, cách điều khiển cơ thể trước khi qua phần đòn thế tự vệ. Trong lúc hướng dẫn kỹ thuật tự vệ anh luôn nhắc lại về khái niệm thả lỏng nhằm để học viên có khái niệm nền tảng và cảm nghiệm nhiều hơn là chú tâm quá nhiều về kỹ thuật hay đòn thế. Và thực tế đây là một phần nhỏ trong khi kiến thức của vị võ sư này.
Quang Phượng