Lý Liên Kiệt: “Võ thuật mở ra những nghề kiếm cả đống tiền”

Lý Liên Kiệt tập wushu từ 8 tuổi, cùng một sư phụ với Chân Tử Đan, anh đã sớm bộc lộ năng khiếu và tư chất để trở thành một cao thủ. Thuở nhỏ, giống như đàn anh Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt không có một thể trạng tốt cho việc học võ. Anh yếu đuối, lại sống trong một gia đình có quá nhiều áp lực, nên nhiều lần đã định bỏ cuộc. Nhưng được sư phụ động viên, anh đã vượt qua được. 

TP.HCM có thể tổ chức nhiều sự kiện võ thuật tầm cỡ
Gongkwon Yusul và câu chuyện người Việt mang “võ ngoại” về Liên hoan Võ thuật

Năm 1974, Lý Liên Kiệt mới 11 tuổi, đã trở thành nhà vô địch giải Wushu trẻ toàn Trung quốc. Mọi người gọi anh là “thần đồng võ thuật”. Lúc này Lý Liên Kiệt đã nhận được nhiều lời mời đóng phim và quảng cáo, nhưng nghĩ mình chưa đạt tới trình độ siêu đẳng, anh trở về với sư phụ Hồ Bình.  Cùng tìm hiểu về võ thuật, Wushu và sự nghiệp đóng phim võ của anh thông qua bài viết của chính Lý Liên Kiệt viết được đăng tải trên website của anh.

 Lý Liên Kiệt nói về Wushu

Tôi đã luyện tập Wushu hơn 28 năm. Trong những năm tháng đó, tôi đã gặp cả nghìn ngừời và chứng kiến vô số loại võ thuật, và tôi cũng đã học được nhiều từ họ. Sau đây là quan điểm của bản thân tôi về võ thuật nói chung và wushu (võ thuật TQ) nói riêng.

Wushu, dịch nghĩa chữ là võ thuật. (Wu= vũ (võ), Shu = thuật). Mục đích đầu tiên khi hình thành là phục vụ cho sự tồn tại. Săn bắt, kiếm ăn, chiến đấu chống lại thú dữ, chống chọi thiên nhiên khắc nghiệt vân vân đã sản sinh ra loại hình này. Wu (vũ) là đánh đấm, chiến đấu. Kết hợp với shu lên cao hơn một mức thành kỹ năng tinh xảo, hiệu quả.

Jet20Lis

Võ thuật tự thích nghi để phù hợp với yêu cầu tồn tại luôn biến đổi của con người. Mục tiêu tồn tại luôn không đổi; chỉ có hoàn cảnh và các mối đe doạ là khác nhau. Đầu tiên, như tôi đã nói, con người dùng võ thuật để bảo vệ bản thân mình trước tự nhiên. Dần dần, loài người chuyển từ cuộc sống du cư sang định cư. Từ một nơi định cư này lấn sang nhiều vùng định cư khác. Rồi bỗng nhiên con người đánh lẫn nhau, hình thành nên các dạng võ thuật thích ứng cho việc đánh nhau giữa người với người. Về cơ bản, đây chỉ là một vấn đề được đề cập các mức độ khác nhau: chiến đấu bảo vệ bản thân, chiến đấu bảo vệ của cải của bản thân, chiến đấu cho quê hương, cho đất nước. Trong mỗi một hoàn cảnh đều chứa đựng một mục đích duy nhất: tồn tại.

Ngày nay khi bước vào cuộc văn minh – lịch sử lại chỉ ra rằng võ thuật đã thay đổi hình thái thể hiện. Điều này có nghĩa gì? Cùng với khoa học công nghệ, chúng ta có súng, đại bác, bom nguyên tử, và nhiều vũ khí tối tân khác.Việc luyện tập võ thuật không còn phục vụ cho mục đích chiến đấu tay không đánh lại hổ dữ, giặc xâm lăng vân vân. Ngày nay, việc bạn dùng võ công cả chục năm giết hay làm thương ai đó cũng không giúp cho sự sống của bạn. Cảnh sát sẽ tóm bạn với tội giết người, xã hội sẽ lên án, và tất cả có thể thực hiện nhanh hơn nhiều với một động tác kéo cò một khẩu súng giảm thanh. Bây giờ, xã hội đánh giá sự luyện tập hay thể hiện võ thuật theo các cách khác nhau. Chúng ta có những kỹ Olympic phục vụ giả trí cho nửa thế giới này.

Stylish-Jet-Li-HD-Picture

Võ thuật mở ra nhiều nghề để kiếm tiền

Chúng ta có những phim hành động trong đó nhân vật thể hiện những tuyệt kỹ võ công. Bây giờ, võ thuật mở ra những nghề kiếm cả đống tiền. Nhiều tiền cũng đồng nghĩa với mức sống cao, một mối lợi trong sự tồn tại. Nhớ rằng mục đích (tồn tại) là không đổi. Chỉ có cách thực hiện là khác đi. Một cách khác mà võ thuật giúp cho sự tồn tại (và theo tôi là lý do hay nhất trong số tất cả các lý do khác) đó là võ thuật cho phép một người rèn luyện thân thể để cải thiện sức khoẻ. Bất kể một ai, trong quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai cũng đều cần quan tâm đến thân thể của mình. Tự vệ cũng là một lý do để ai đó có thể tập võ, nhưng tôi không thực sự ủng hộ cho việc này. Nếu bạn đối mặt với một tình huống xấu, tốt nhất là gọi cho cảnh sát hoặc cầu viện đến người có thẩm quyền.

Tôi muốn làm rõ một nét quan trọng ở đây. Nhiều người có thể cho rằng chỉ có Wushu là biến đổi cùng với sự tiến hoá của loài người, điều này không đúng. Hãy nhìn vào những loại hình thể thao khác – Đấm bốc chẳng hạn. Từ xưa, không nghi ngờ gì, đấm bốc xuất phát như một cách để tồn tại trong những tình thế nguy hiểm. Một người đấm cốt để giết kẻ tấn công. Tuy nhiên, vấn đề đã thay đổi và ngày nay người ta không đấm để giết kẻ khác. Một vài người có thể theo đuổi nó như một nghề nổi tiếng và có được cuộc sống xa hoa. Điều này cũng giống như đấu vật, đấu kiếm, bắn cung hay các môn thể thao khác. Bạn có nghĩ các môn đó vẫn giống như trước đây hàng nghìn năm? Không, như một yêu cầu, chúng đã thích nghi không ngừng với điều kiện lịch sử thay đổi.

Một điều nhỏ khác tôi thấy thú vị là. Ngày nay, người ta gắn liền từ “Kung-fu” (tiếng việt là “công phu” – người dịch) với đấm, đá, đánh nhau, thi đấu võ thuật. Tuy nhiên ý nghĩa gốc của “kung-fu” không hề dùng để diễn tả võ thuật một chút nào. Kung-fu là để chỉ thời gian và công sức học một điều gì đó. Một đầu bếp giỏi dùng nhiều “kung-fu” để nấu những món ăn ngon. Một bác sỹ trải qua “kung-fu” đáng kể để có thể chăm sóc cho bệnh nhân. Một người luyện võ sử dụng nhiều “kung-fu” trong luyện tập kỹ năng để anh ta có thể trình diễn trước công chúng một ngày nào đó. Từ “kung-fu” đầu tiên được truyền sang phương tây bởi Lý Tiểu Long, khi anh lên sân khấu và dùng nó để diễn tả khả năng võ thuật của mình. Từ đó, quan niệm sai này lan rộng và người ta bắt đầu dùng “kung-fu” để ám chỉ Lý Tiểu Long, võ thuật, đấm đá, và tất cả những thứ khác có liên quan. Do dó, đây thực sự là cách dùng từ ngữ sai, một từ mà nghĩa của nó chuyển sang mô tả đối tượng khác.

feature1

Ở phần trước, tôi đã bày tỏ quan điểm của mình về mục đích cơ bản của Wushu, lý do vì sao Wushu liên tục biến đổi để thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội loài người. Tôi đã đề cập đến bốn mục tiêu khác nhau mà việc tập luyện wushu nhắm tới trong xã hội ngày nay: Thi đấu Olympic, diễn viên đóng thế trong Phim/TV, tự vệ, và sức khoẻ.

Nhiều người, kể cả người hâm mộ (xin gọi là “fan” cho ngắn gọn – người dịch), đã đến hỏi tôi về việc họ nên tiến hành luyện tập wushu như thế nào để có thể đạt được một trong bốn mục tiêu trên. Trong bài viết này, dựa trên những kinh nghiệm bản thân, tôi sẽ cố gắng đưa ra một phương hướng chung mà theo đó mỗi cá nhân có thể theo đuổi tiến trình luyện tập Wushu của mình. Đầu tiên và trên hết cần nhớ rằng, đây chỉ là đường hướng rất chung, và rằng mọi người thì khác nhau về thể hình, tuổi tác, cá tính và các khía cạch khác.

>>> Xem clip Lý Liên Kiệt trình diễn Wushu (1978)

[jwplayer player=”1″ mediaid=”106196″]

Trước hết, nhiều người hỏi tôi: wushu có yêu cầu về tuổi tác không? Liệu đã quá muộn đối với tôi để bắt đầu luyện tập? Câu trả lời nằm ở mục tiêu của mỗi người. Nếu ai đó mong muốn cải thiện sức khỏe hoặc tập vì ưa thích thì tuổi tác không thành vấn đề. Một người trên 70 tuổi vẫn có thể luyện tập wushu nếu như mục đích của anh ta là sức khoẻ.

Tuy nhiên, nếu một người mong muốn trở thành một vận động viên wushu chuyên nghiệp, tham gia các kỳ Olympic thì tôi khuyên là nên bắt đầu sớm nhất nếu có thể. Độ tuổi thích hợp là trước 13. Nếu để sau 15 tuổi mới bắt đầu luyện tập thì sẽ khá khó khăn (mặc dầu không hẳn là không thể) để đạt tới một trình độ nhất định (ý nói là đẳng cấp Olympic – người dịch).

Mục tiêu trở thành vận động viên đẳng cấp quốc tế có lẽ là mục tiêu khó khăn nhất để đạt được trong số bốn mục tiêu trên. Thậm trí để trỡ thành diễn viên đóng thế trên phim còn dễ hơn nhiều. Ngưòi ta có thể bắt đầu (luyện đóng thế) sau tuổi 18 và vẫn làm ngon nghề này sau 3 năm luyện tập.

Một câu hỏi khác thường gặp là: tôi nên luyện bao nhiêu giờ mỗi ngày? Cũng như vậy, yếu tố quan trọng nhất cần kể đến là mục tiêu của bản thân. Nếu một người muốn thành vận động viên wushu thì cần luyện tập tương đối căng. Lấy ví dụ, đội tuyển wushu Bắc Kinh luyện trung bình khoảng 5-8 giờ mỗi ngày.

Mặt khác, những ai luyện tập wushu vì mục đích sức khoẻ thì không cần thiết luyện nhiều như những người phấn đấu đạt thành tích quốc tế. Độ tuổi và tình trạng sức khoẻ cũng đóng vai trò quyết định trong việc xác định lượng thời gian phù hợp cho một ngày luyện tập hiệu quả. Ví dụ, hai giờ tập wushu mỗi ngày có thể là phù hợp đối với một thiếu niên khoẻ mạnh, trong khi một người trên 70 có lẽ đạt hiệu quả hơn với một lịch tập bớt căng thẳng hơn.

Quang Phong (Tổng hợp)