Những bậc tông sư khơi nguồn võ học trong kiếm hiệp Kim Dung

Luận về võ hiệp Kim Dung, có rất nhiều bí kíp võ công cực kỳ bá đạo trong thiên hạ. Nguồn gốc về chúng luôn gắn liền với những vị tông sư trứ danh được giới võ lâm kính nể.

SỐC: Thầy giáo và nữ sinh đánh nhau trong lớp ở miền Tây
Gã giang hồ bị chàng “thư sinh” có võ đánh sấp mặt

https://youtu.be/A31HfRO0f88

ĐẠT MA SƯ TỔ – DỊCH CÂN KINH

Đây chính là nhân vật cực kỳ lợi hại, sở hữu võ công vô địch thiên hạ trong võ hiệp Kim Dung nhưng chưa bao giờ xuất hiện đúng danh nghĩa. Đạt Ma Tổ Sư chính là người sáng tạo nên Dịch Cân Kinh – một trong những bộ tuyệt pháp nổi tiếng của môn phái Thiếu Lâm Tự, được lưu truyền nhiều đời nay.

truyen-thuyet-to-bo-de-dat-ma-24

Như những tình tiết về Dịch Cân Kinh được tác giả Kim Dung diễn tả trong loạt tiểu thuyết kiếm hiệp của mình, đó là món mật tịch võ công mà cả giang hồ khi thấy xuất hiện đều sẵn sàng đổ máu, tốn mưu tranh đoạt. Bởi trên giang hồ, chỉ có duy nhất Dịch Cân Kinh do Đạt Ma Sư Tổ sáng tạo ra là có thể giúp người luyện võ hoán chuyển được kinh mạch, phát dương nội công lên tầm cao nhất.

TRƯƠNG TAM PHONG – THÁI CỰC QUYỀN

Thái Cực Quyền của Trương Tam Phong là bộ võ công nổi danh thiên hạ với nguyên lý dùng nhu chế cương. Ông là nhân vật có thật hiếm hoi trong lịch sử và là người sáng lập ra phái Võ Đang nổi tiếng tại Trung Quốc.

Theo tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Trương Tam Phong chính là người đã sáng tạo ra Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm – Bộ tuyệt kỹ võ công thuộc hàng nội gia quyền thuật lợi hại, thực sự ngay cả những đệ tử lâu năm trong nội phái Võ Đang cũng khó lòng lĩnh ngộ được hai bộ võ công này từ vị thủy tổ.

MINH GIÁO SƯ TỔ – CÀN KHÔN ĐẠI NA DI

Minh giáo được sáng lập bởi Phí Đa Diên, là một người gốc Ba Tư. Dù được coi là một nhân vật bí ẩn và thường ít được nhắc đến nhất trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung, nhưng lại là vị thủy tổ đã sáng tạo nên Càn Khôn Đại Na Di – bộ võ công tâm pháp chuyên sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể mình, đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây ra hoặc ném trả chiêu thức lại cho kẻ thù hoặc qua kẻ khác.

Tất cả có 7 tầng (cấp độ) trong bộ pháp Càn Khôn Đại Na Di, theo nhà văn Kim Dung mô tả thì người có tư chất cao thì sẽ mất 7 năm để luyện tầng 1, còn người có tư chất thấp thì là 14 năm.

HOÀNG THƯỜNG – CỬU ÂM CHÂN KINH

Dù không xuất hiện chính thức nhưng Hoàng Thường trong truyện là một viên quan dưới triều vua Huy Tông – thuộc nhà Tống. Theo mệnh lệnh từ Hoàng đế, ông đi thu thập tất cả các sách của Đạo gia để viết ra bộ sách Vạn Thọ Đạo Tạng. Nhờ trí thông minh và lòng kiên trì, Hoàng Thường đã học được trọn bộ bí kiếp võ học của Đạo gia và trở thành một cao thủ.
Sau sự kiện dẫn quân tiến đánh Minh Giáo nhưng thất bại, nhờ võ công cao cường nên Hoàng Thường đã sống sót. Ông quyết định chạy lên núi ẩn náu, nuôi quyết tâm rèn luyện võ nghệ để trả thù. 40 năm trôi qua, nhờ giác ngộ đạo lý của võ học nên võ công đạt đến mức thượng đẳng.
2-3

Hoàng Thường trở lại với ý định trả thù nhưng khi này những người trong Minh Giáo đã qua đời, thậm chí người con gái của giáo chủ cũng già nua, tóc bạc phơ, không còn đủ sức để dùng kiếm. Không còn ý định trả thù, nhưng vì tiếc những kiến thức đã thu thập được nên Hoàng Thường đã viết lại thành bộ Cửu Âm Chân Kinh, mục đích truyền lại kiến thức võ học cho đời sau.

ĐỘC CÔ CẦU BẠI – ĐỘC CÔ CỬU KIẾM

Danh xưng Độc Cô Cầu Bại thường xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết Kim Dung. “Độc Cô Cửu Kiếm” – bộ kiếm pháp “Vô chiêu thắng hữu chiêu” uy chấn giang hồ do lão nhân Độc Cô Cầu Bại sáng tạo nên. Đây được coi là một nhân vật huyền thoại, từ thuở võ lâm sơ khai, ông đã được người trên giang hồ tôn là đệ nhất cao thủ bởi bộ kiếm pháp tuyệt học “Độc Cô Cửu Kiếm”, đặc tính dùng vô chiêu chiến thắng hữu chiêu.
dc
Tuy nhiên, nhà văn Kim Dung chưa bao giờ để lão nhân Độc Cô xuất hiện một cách chính thức trong thế giới kiếm hiệp của mình, những câu chuyện về ông chỉ là huyền thoại được truyền tụng lại hậu thế từ những vị tiền bối cao thủ võ lâm đời trước, thậm chí ngay cả Phong Thanh Dương – Thái sư thúc tổ của phái Hoa Sơn cũng từng cho biết, ông được nghe kể về lão nhân Độc Cô Cầu Bại từ ngày còn rất trẻ, điều này càng gia tăng thêm phần bí ẩn đối với danh thế của Độc Cô Cầu Bại lẫn bộ kiếm pháp nổi tiếng “Độc Cô Cửu Kiếm” được ông sáng tạo nên.
V.Đ