Trong khuôn khổ Đấu trường Thép tuần thứ 15, nhiều sự cố liên quan đến mũ bảo hộ khiến võ sĩ vuột mất chiến thắng. Ví dụ rõ ràng nhất là cặp đấu giữa Nguyễn Sĩ Quảng và Nguyễn Minh Tới.
Kỹ thuật “bá đạo” nhưng thể lực quá yếu
Đấu trường Thép tuần 15: Ngày thách đấu rực lửa
Sỹ Quảng của đoàn Quân đội giành thế chủ động ở hiệp 1, nhưng lại bị đuối sức ở hiệp 2 và 3. Nhờ đó Minh Tới đến từ Đà Nẵng nhanh chóng chiếm thế thượng phong, thậm chí nhiều pha ra đòn nguy hiểm. Nhưng lại không thể giành chiến thắng do tình huống làm rớt nón bảo hộ.
Ngay lúc Minh Tới đang ép góc với pha giao đòn liên tiên, gần như anh sắp đánh gục đối thủ thì nón bảo hộ bị rơi ra khiến trận đấu phải tạm dừng.
Đến gần cuối hiệp 2, Minh Tới lại bị tuột mũ bảo hộ lần 2; khiến anh có một hành động không mấy đẹp mắt.
Đối với những người từng thi đấu đối kháng cũng khá thông cảm với hành động của anh. Khi buộc phải thi đấu với trang bị không phù hợp, võ sĩ sẽ cảm thấy rất khó chịu . Chưa nói đến mũ bảo hộ quá nhỏ khiến các mạch máu vùng đầu bị chèn ép, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng một phần không nhỏ tới khả năng thi đấu.
Không chỉ có cặp đấu giữa võ sĩ đoàn Quân đội và tay đấm từ Đà nẵng, trận đấu giữa Nguyễn Tấn Lực của đoàn Đà Nẵng và Vũ Lê Văn đến từ Khánh Hòa cũng gặp sự cố tương tự.
Do mũ bảo hộ quá nhỏ đối anh nên thường xuyên nên mũ đã rơi ra đến 2 lần trong 1 hiệp đấu.
Những tình huống này nhìn có vẻ không đáng để nói tới, tuy nhiên với những người thi đấu trên sàn đài thì đối với họ chuyện này không hề đơn giản. Ở trận đấu của Floyd Mayweather với Manny Pacquiao, võ sĩ người Mỹ đã chi miếng bảo hộ răng trị giá đến 25 ngàn USD (trị giá khoảng 557 triệu VND) để chuẩn bị cho trận đấu mang tính lịch sử này, chứng tỏ dụng cụ bảo hộ phù hợp cần thiết đến mức nào.
Thiết nghĩ, ban tổ chức cần chú trọng đầu tư vào trang thiết bị để võ sĩ có thể thi đấu với khả năng và bảo vệ cách tốt nhất.
Những pha ra đòn đẹp mắt của Lê Văn và Tấn Lực
https://www.youtube.com/watch?v=asHBA6AxKlw
Quang Lữ