Bạn đã bao giờ phải nếm một cú đấm khiến bạn phải loạng choạng, khuỵu gối hay thậm chí té cấm đầu xuống sàn?
- Kỳ lạ: Đánh 300 trận, võ sĩ quyền Anh thua đến… 279 lần
- Hạ knock-out đối thủ, võ sĩ Trung Quốc khiến khán giả nức lòng
Bạn sẽ cảm thấy các giác quan dần dần tê liệt, đôi chân của bạn không còn nghe lời bạn nữa, bạn càng muốn đứng dậy, càng muốn di chuyển thì nó càng làm ngược lại. Nếu bạn chưa bao giờ bị dính một cú như vậy thì sớm muộn gì bạn cũng phải đối mặt với nó.
Nếu điều đó xảy ra thì đây là những điều mà bạn cần biết để xoay sở trong tình huống ngặt nghèo đó, lúc mà đối thủ của bạn đã sẵn sàng để làm gỏi bạn.
1) Tập xoay vòng
Không có một bài tập nào có thể tái hiện lại chính xác tình huống mà bạn bị dính một cú đấm trời giáng cả, nhưng chúng ta có một bài tập mô có thể mô phỏng lại gần giống với tình huống đó, đó là bài xoay vòng.
1. Đầu tiên hãy đứng giữa sàn đấu và bảo đảm là không có bất cứ thứ gì ở xung quanh gây cản trở bạn
2. Nắm hay bàn tay lại thành hình cây súng rồi chỉa thẳng lên trời.
3. Sau đó thì quay từ 10 đến 15 vòng trong khi đôi mắt tập trung vào ngón tay trỏ đang chỉa ra.
4. Sau khi dừng lại, hãy cố gắng thực hiện các động tác phòng thủ và di chuyển xung quanh sàn đấu.
Rất nhiều võ sĩ đã ứng dụng bài tập này vào chương trình tập của họ để cải thiện thăng bằng và làm quen với những tình huống nêu trên.
2) Hãy chuẩn bị một nền tảng thể chất tốt
Hãy tập trung vào các bài tập anearobic và hô hấp kị khí để chuẩn bị cho những tình huống cần sự bùng nổ, bức phá và hồi phục nhanh.
Bên cạnh đó, chân là một phần cực kì quan trọng, đôi chân yếu sẽ khiến bạn mau lọt vào tầm kiểm soát của đối thủ hơn.
3) Học cách sống sót
Khi bị dính đòn và cơ thể bắt đầu mất kiểm soát, bản năng sinh tồn sẽ trỗi dậy. Một số người có bản năng rất tốt, giúp họ thoát khỏi những tình huống nguy hiểm nhưng một số còn lại thì không, dẫn đến việc trận đấu sẽ kết thúc ngay sau đó. Dưới đây là một số “tuyệt chiêu” giúp bạn có thể sống sót qua những tình huống như vậy.
Clinch
Hãy ôm hai tay của đối phương lại hoặc đưa đầu xuống dưới nách của đối phương sau đó xiết chặt anh ta lại cho đến khi bạn minh mẫn trở lại. Nếu không thể vào thế Clinch, hãy vào thế mai rùa thật chắc để bảo vệ bạn khỏi những cú đấm móc của đối phương.
Di chuyển và lách né
Khi đối thủ tiến gần đến, anh ta sẽ cố gắng tung một cú móc để kết thúc bạn, hãy lặn xuống dưới cú đấm và xoay người đổi bộ để di chuyển ra tầm đấm của anh ta, đó là lựa chọn duy nhất, hãy giữ phòng thủ thật cao và tránh những cú đấm của đối thủ đến khi tìm ra đường thoát thân.
Đừng bao giờ đứng trước tầm đấm của đối thủ và mắc kẹt vào góc đài hoặc chạm lưng vào dây đài. Nếu cảm thấy lưng vừa chạm vào dây đài hãy ngay lập tức thực hiện kế hoạch thoát thân.
4) Đừng trao đổi đòn với đối thủ
Trao đổi đấm trong những tình huống như thế sẽ làm lộ sơ hở của bản thân. Khi bạn bị loạng choạng, não của bạn sẽ tạm thời bị tác động làm cho những cú đấm chậm hơn, yếu hơn và thiếu chính xác. Khi bạn đã tỉnh táo lại một tí, lúc đó hãy tính đến chuyện phản đòn, trả đòn đối thủ.
5) Hãy bình tĩnh
Nếu bạn đấm Knock down, đừng vội đứng bật lên trở lại. Bạn nghĩ mình ổn, nhưng chỉ cần 1 giây sau đó thôi, bạn sẽ thấy thật sự không ổn chút nào
Hãy từ từ quỳ gối lên sau đó đứng dậy. Nếu bạn bị dính một cú quá nặng thì hãy đợi trọng tài đếm đến 7 hoặc 8 rồi mới đứng dậy. Mỗi giây mỗi khác đều rất quan trọng đến sự sống còn trên sàn đấu.
Cuối cùng
dưới đây là một số ví dụ điển hình cho tình huống hồi phục lại sau khi bị dính một cú đấm nặng
Nếu bạn chưa bao giờ gặp phải tình huống như thế, thì cũng hãy chuẩn bị cho. Luôn luôn chuẩn bị cho tình huống tệ nhất là không bao giờ thừa. Để khi gặp phải nó bạn có thể xoay sở một cách tốt nhất.
Minh Triết