Mặc dù ngón cái tay trái mất nửa đốt nhưng với nghị lực phi thường anh đã khiến tất cả phải nể phục với tài nghệ võ thuật cao cường của mình.
Phim võ thuật đánh nhau hay nhất 10 năm qua của Ngô Kinh
Hé lộ nguyên nhân khiến Ngô Kinh không bao giờ nổi tiếng
Ngô Kinh thuộc dòng dõi “Chính Hoàng Kỳ”, một trong “Thượng Tam Kỳ” của Hoàng tộc Mãn Châu. Anh sinh trưởng tại Bắc Kinh – Trung Quốc trong một gia đình nhà võ. Anh là con một, từ nhỏ đã được cha quản lý chặt chẽ vì tính khí nghịch ngợm, hiếu động của mình.
Năm 6 tuổi, anh được đưa vào học võ tại viện võ thuật Bắc Kinh ở Thập Sát Hải. Năm 13 tuổi, anh được chọn vào đội tuyển Wushu Bắc Kinh. Tại đây anh làm quen với những tháng ngày luyện tập vất vả dưới sự chỉ dẫn của sư phụ Ngô Bân, người từng đào tạo cho Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan và Triệu Văn Trác. Ban đầu, võ sư Ngô dù khá hài lòng với tướng mạo lẫn tư chất của Ngô Kinh nhưng nhìn vào ngón cái tay trái mất nửa đốt của anh đành phải ngậm ngùi lắc đầu. May mắn, trong thời khắc quyết định, đệ tử ruột của Ngô Bân là Lý Kim Hằng đã nói đỡ: “Đứa nhỏ này không tồi, trước tiên cứ giữ lại” và Ngô Kinh được nhận vào học. “Với người học võ, lực ở ngón cái là điểm mấu chốt, các cao thủ hơn thua nhau thực chất là ở nửa ngón này” – võ sư Ngô Bân tâm sự.
Sau đó, để bù đắp lại những thiếu sót vốn có của bản thân, Ngô Kinh còn chăm chỉ thức khuya dậy sớm đứng tấn và rèn luyện sức bền, nhờ vậy mà võ công tiến triển rất nhanh. Chính vì thế, sư phụ Ngô Bân đã rất tâm đắc với anh và nhận định đây sẽ là người kế thừa hoàn hảo cho võ công cũng như bản lĩnh của Lý Liên Kiệt.
Năm 1992 (18 tuổi), một chấn thương trong khi thi đấu đã khiến cho chân phải của Ngô Kinh bị thương nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ tàn phế, điều đó khiến anh cảm thấy rất hụt hẫng, nản chí. Anh dọn ra ở riêng, xa lánh bạn bè, gia đình. Đến một hôm, khi đi chợ mua thực phẩm, Ngô Kinh bắt gặp bọn xấu đang cưỡng hiếp một cô gái, anh liền ra tay đánh đuổi bọn chúng, sau đó mới nhận ra chân phải của mình đã có cảm giác. Vì việc làm này, Ngô Kinh được tuyên dương trên báo đài. Anh có niềm tin trở lại và quyết tâm chữa trị bằng vật lý trị liệu. Năm 1994, vết thương lành, anh trở lại trường thể dục thể thao. Một năm sau, giống như Thành Long và Chân Tử Đan, võ sĩ Ngô Kinh bước vào con đường của một diễn viên võ thuật dưới sự dẫn dắt của Viên Hòa Bình.
Rời khỏi trường học, Ngô Kinh tham gia vào rất nhiều bộ phim như Thái cực tôn sư, Thiếu Lâm tự, Loạn thế đào hoa, Đốt cháy Thiên Lâm tự, Tiểu Lý phi đao, Hậu thủy hử, Thiếu Lâm võ vương, Thiện nữ u hồn, Võ Đang II, Nam Thiếu Lâm, Sát phá lang….. Nhờ được học wushu từ bé cộng thêm sự chuyên tâm rèn luyện, Ngô Kinh đã khiến nhiều người nể phục. Trong những pha hành động, anh luôn thể hiện một cách rất hoàn hảo, khi kết hợp cả đòn đấm, đòn đá và tất cả đều rất đẹp mắt. Vai diễn của Ngô Kinh trong Thiếu Lâm tự được giới chuyên môn đem ra so sánh với Lý Liên Kiệt, người từng đóng vai này trong bộ phim điện ảnh cùng tên vào năm 1982. Ngoài ra, Sát Phá Lang đã khiến Ngô Kinh được nhiều nhà làm phim điện ảnh chú ý. Từ năm 2006 đến 2008, anh có 8 tác phẩm điện ảnh, trong đó có một số phim ăn khách: Hắc quyền – Fatal Contact (2006), Bản sắc anh hùng, Điệp vụ song sinh (2007), Huyết chiến – Fatal Move (2008) và một phim của Hollywood: Xác ướp Ai Cập III (2008).
Hiện tại Ngô Kinh vừa ra mắt khán giả trong bộ phim Nguy Thành Tiêm Bá. Trong phim, Ngô Kinh một mình chiến đấu với nhiều võ sĩ tinh nhuệ. Người xem như đứng hình bởi những pha võ thuật cực kỳ đẹp mắt. Trang sina miêu tả về Ngô Kinh: “Xoay chuyển 360 độ, động tác linh hoạt, chiêu thức chế địch, từng quyền đều sắc nét, xứng tầm cao thủ võ thuật bậc nhất châu Á”. Theo Sina đánh giá, Ngô Kinh xếp thứ 6 về khả năng thực chiến trong danh sách Top 10 ngôi sao võ thuật lợi hại nhất Trung Quốc.
C.T