10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc

Trung Hoa chính là cái nôi của võ thuật thế giới. Thiếu Lâm huyền thoại, Võ Đang danh chấn 4 phương chính là những cái tên đã đi vào lịch sử. Trương Tam Phong, Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp… là những cao thủ với võ công thượng thừa làm tiêu tốn không ít công sức của những nhà làm phim. Tuy nhiên, họ không chỉ là hư danh trên màn ảnh, lịch sử đã chứng minh rằng Trung Quốc có rất nhiều người có võ công thực sự. Dưới đây là 10 cái tên tiêu biểu nhất. 

Tin đồn ngôi sao võ thuật Thành Long qua đời từ đâu ra?
Pha “chơi lầy” nhất trong sự nghiệp Lý Tiểu Long.

1. Hoa Đà

Cái tên Hoa Đà sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi tên tuổi của ông được biết đến như một vị lương y xuất chúng. Trong Chiến Quốc, Hoa Đà đã từng chữa khỏi bệnh cho Lữ Bố, Tào Tháo và cả Quan Vũ.

2

Sở dĩ tên tuổi của ông được lọt vào danh sách này vì Hoa Đà là người đã sáng lập ra Ngũ Cầm Hí. Ngũ Cầm Hí tập luyện dựa theo động tác của 5 loài vật hổ, hươu, gấu, khỉ và chim.

Ngũ Cầm Hí được coi là môn võ sớm nhất ở Trung Quốc và cũng chính vì vậy mà nhiều người gọi ông là người sáng lập ra võ thuật Trung Quốc.

2. Nhạc Phi

Nhạc Phi là danh tướng dưới thời Nam Tống, ông là một nhà quân sự rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, xem ông là anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.

3

Nhạc Phi rất tôn sùng võ nghệ và công danh của Quan Vũ và Trương Phi thời Chiến quốc. Niềm đam mê võ thuật của Nhạc Phi hình thành từ rất sớm. Đến năm 24 tuổi, Nhạc Phi đã nhiều lần xung trận, và mỗi lần chinh chiến ông điều xông lên đầu. Bản lĩnh sa trường đã rèn luyện nên một Nhạc Phi vươn đến tầm võ thuật thượng đỉnh. Ông được đánh giá cao ở khả năng sử dụng khí giới. Trong suốt chiều dài 800 năm của triều đại Nam Tống, Nhạc Phi luôn được sùng bái và ái mộ của nhiều nhân sỹ.

Nhờ võ thuật thượng đỉnh và tài thao lược quân sự tài ba mà Nhạc Phi được phong là “vũ thành”.

3. Trương Tam Phong

Trong giới võ thuật, cái tên Trương Tam Phong không quá xa lạ với nhiều người. Ông đã sáng lập ra Võ Đang cùng với đó là Thái Cực Quyền ảo diệu. Tương truyền rằng, Trương Tam Phong từng đánh gục cả trăm tên đạo tặc, Thái Tổ Chu Nguyên Chương từng cảm kích mời ông vào triều làm quan nhưng ông đã khéo léo từ chối.

4

Võ thuật của Trương Tam Phong có lẽ ta không phải bàn thêm điều gì nữa bởi cái tên của ông cũng đủ khiến người ta phải nễ phục. Hình ảnh của ông luôn xuất hiện trên màn ảnh với tần số dày đặc và chiếm được tình cảm của rất nhiều người.

4. Trương Tùng Khê

Trương Tùng Khê – nhân vật trong truyện “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung là đệ tử thứ 4 của Trương Tam Phong, là người thứ 4 trong thất hiệp Võ Đang.

Trương Tùng Khê sáng lập ra 2 thuật quyền dũng là nội gia và ngoại gia.

Ngoại gia rất thịnh hành ở Thiếu lâm, công pháp chủ yếu là đối kháng, giương oai giễu võ, khi ra đòn tấn công thường phải đánh thắng người khác. Nội gia ngược lại rất chậm rãi, khoan thai. Công pháp này tập trung vào chống cự, đỡ đòn, nếu không gặp tình huống nguy cấp thì không ra đòn. Khi ra đòn cũng tránh tiêu diệt đối phương, không chê vào đâu được, cho nên công pháp nội gia có tính thiện hơn. Quyền thuật của ông không truyền cho người ngoài, không phải là đệ tử nhập thất thì không được truyền.

5. Thích Kế Quang 

Ông là danh tướng rất nổi tiếng dưới triều đại nhà Minh.

Thích Kế Quang viết rất nhiều tác phẩm về võ học. Ông thành thạo các kỹ thuật sử dụng côn, đao, thương, xiên, bừa, kiếm, kích, cung, tên, lá chắn, tuy nhiên ông vẫn rất xem trọng quyền pháp. Ông cho rằng quyền pháp mặc dù không có nhiều tác dụng trong thực chiến, nhưng có thể rèn luyện cho chân tay nhanh nhẹn, thân thể thuần thục, do vậy quyền là nguồn gốc của võ nghệ, là điều mà mọi người mới học võ đều phải luyện qua. Do vậy ông đã luyện võ từ những động tác đơn giản nhất, đơn điệu nhất, tập trung vào từng chiêu một, tối kị theo đuổi những chiêu thức cao siêu.

Thích Kế Quang không chỉ tinh thông quyền thuật, ông cũng nghiên cứu sâu về thương pháp và côn pháp. Thương pháp của ông là tổ truyền, vào thời đó đã rất có danh tiếng.

6. Cam Phượng Trì

Thật ra, Cam Phượng Trì là một võ thuật gia trứ danh thời đầu nhà Thanh.

Giới giang hồ gọi ông là “Giang Nam đại hiệp”, tác phẩm của ông có “Hoa quyền tổng giảng pháp”. Do ông có tư tưởng phản người Hán nên dân chúng bị cấm học võ thuật của ông, ông cũng bị nghi là phản Thanh phò Minh, bị quân Thanh truy đuổi phải sống ẩn cư ở Giang Chiết.

Cam Phượng Trì là một đại hiệp giới giang hồ nổi tiếng khắp bốn phương, nhân vật nghĩa sĩ Phượng lão gia trong “Nho lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử chính là nói về ông. Cam Phượng Trì vốn là người Nam Kinh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, lúc nhỏ không thích đọc sách mà chỉ thích võ công, kết giao với giới giang hồ hiệp khách, năm mười mấy tuổi đã nổi tiếng Giang Nam với mệnh danh “tiểu anh hùng xách trâu đánh hổ”. Trong “Thanh sử cảo – Cam Phượng Trì truyền” nói rằng ông có dũng khí hơn người, có thể nâng cả một con trâu.

7. Đổng Hải Xuyên

Đổng Hải Xuyên sinh năm Gia Khánh thời nhà Thanh (1797-1882). Ông chính là người sáng lập Bát quái chưởng.

Thuở nhỏ ông thích các loại quyền thuật, thường đến vấn an các vị thầy ở Giang Nam, dưới chân núi Cửu Hoa ông gặp một trang hảo hán đang đi quanh gốc cây, đi ngược rồi lại đi xuôi vòng, mái tóc dựng đứng (biểu hiện của khí huyết thông suốt), bèn hỏi ông đường đi. Vị hảo hán chỉ dẫn ông đến chỗ của sư phụ anh ta là Vân Bàn lão tổ. Từ đó, Đổng Hải Xuyên ở lại nhà của Vân Bàn lão tổ trên núi Cửu Hoa mà học võ nghệ, trải qua mấy mùa xuân hạ, cuối cùng đã học xong; đến khi ông ra đi, sư phụ tặng cho ông hai chiếc trùy và dặn: “Võ nghệ của con đã thuộc hàng cao thủ trong các cao thủ, nhưng Chuyển chưởng (lúc đó chưa có tên gọi là Bát quái chưởng) vẫn chưa hoàn thiện, con cần phải hoàn thiện và phát triển nó“.

Bát quái chưởng được hình thành từ đó và lưu truyền khắp trong ngoài nước cho đến tận ngày nay.

8. Đại Đao Vương Ngũ

Ông tên thật là Vương Chính Nghị. Ông là học trò thứ 5 của Lý Phượng Cương, nên người ta gọi ông là “tiểu ngũ tử”; cũng bởi ông đao pháp điêu luyện, lại là người chính nghĩa cao thượng, nên được mọi người tôn kính mà gọi ông là “Đại Đao Vương Ngũ”. Vương Chính Nghị cả đời hành hiệp trượng nghĩa, ông từng ủng hộ phong trào Duy tân, dẹp loạn cho đất nước, trở thành một trang hào kiệt được người người ca tụng. Trong số 10 đại cao thủ cuối thời nhà Thanh tiếng tăm lưu truyền trong dân gian, tên tuổi của ông ngang hàng với các võ sư như Yến Tử Lý Tam, Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng.

9. Hoàng Phi Hồng

Một vị tông sư với võ thuật thượng đỉnh dưới thời nhà Thanh. Cha của ông là Hoàng Kỳ Anh – Một trong “Quảng Đông thập hổ”.

5

Phi Hồng 6 tuổi đã theo cha học võ, 13 tuổi cùng cha biểu diễn võ thuật ngoài phố kiếm tiền, nhận được công phu gia truyền. Sau đó được Lâm Phúc Thành – đệ tử ruột của Thiết Kiều Tam truyền thụ cho thiết tuyến quyền, tuyệt chiêu phi đà, ông cũng học được của Tống Huy Thang vô hình cước, võ nghệ ngày càng tinh thâm, sau đó, Hoàng Phi Hồng theo cha đến Phòng Thiết Quán ở Lạc Thiện Sơn, Quảng Đông để thu nhận đồ đệ truyền thụ võ thuật. Sau khi Hoàng Kỳ Anh qua đời, Hoàng Phi Hồng nối nghiệp của cha trở thành một võ sư, ông là vị thày dạy võ trẻ nhất trong giới võ lâm ở phương nam thời bấy giờ.

Hoàng Phi Hồng tung hoành ngang dọc trong giới giang hồ suốt 10 năm, với sự dũng cảm, trí tuệ và các tuyệt chiêu hơn người, ông đã trải qua hàng trăm trận chiến, lập những chiến công hiển hách. Ông trở thành một đại võ sư nổi tiếng trong ngoài nước

10. Hoắc Nguyên Giáp

Hoắc Nguyên Giáp (18/1/1868 – 14/9/1910), tự là Tuấn Khanh, nguyên quán ở An Lạc Đồn, Đông Quang, tỉnh Hà Bắc. Tên tuổi Hoắc Nguyên Giáp gắn liền với tinh thần thượng võ của người Trung Quốc thời nhà Thanh khi chịu sự xâm lược của Nhật. Hoắc Nguyên Giáp từng giao đấu với nhiều cao thủ đến từ Nhật lẫn phương Tây. Ông chính là hình mẫu để vực dậy một thế hệ trẻ Trung Hoa bị chìm đắm trong sự lệ thuộc của Nhật.

6

Cũng giống như Trương Tam Phong, Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp là nhân vật thường được các đạo diễn dựng thành những bộ phim võ thuật. Tiêu biểu trong số đó là Hoắc Nguyên Giáp của Lý Liên Kiệt.

Xem thêm: Võ thuật của Lý Liên Kiệt trong Hoắc Nguyên Giáp

[jwplayer player=”1″ mediaid=”99347″]

Tổng hợp