4 loại dao găm được lính đặc nhiệm SEAL sử dụng

Được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ nhất hành tinh, đội SEAL (Mỹ) cực kỳ khắt khe trong việc lựa chọn vũ khí, đặc biệt là dao – dụng cụ được mệnh danh “sinh mệnh cuối cùng” của mỗi người lính.

Xem cách nữ quân nhân Trung Quốc sử dụng dao găm

Mãn nhãn với môn đấu dao găm của quân đội

Sự ra đời của súng đạn đã xoá sổ thời đại của đao kiếm giáo mác nhưng những con dao găm vẫn nằm lại trong hành trang của các lực lượng quân sự. Không chỉ được sử dụng để âm thầm triệt hạ mục tiêu hay chiếu đấu khi đã bị tước súng, những con dao găm còn trở thành công cụ sinh tồn trong các nhiệm vụ tác chiến dài ngày hay bị lạc tại nơi hoang dã.

Đội SEAL đã tin tưởng chọn sử dụng những con dao như thế nào để những người lính khó tính và tinh nhuệ nhất hành tinh có thể sử dụng cả trong việc chiến đấu lẫn sinh tồn nơi hoang dã? Hãy cùng VoThuat.VN tìm hiểu những cái tên sau đây:

ONTARIO MK III NAVY KNIFE

Ontario MK III Navy Knife là một trong số rất ít những con dao được lực lượng quân sự khó tính nhất hành tinh tin tưởng đưa vào biên chế chính thức. Dao Ontario có lưỡi dài 6 inch này đôi khi được sử dụng như… một chiếc búa với phần chuôi được gia cố thép tốt để đục, đóng.

Ontario 6141 MK 3 Navy Knife

Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều quân nhân Mỹ, dao Ontario có độ bền kém và thiết kế tương đối “hiền lành”. Với kinh nghiệm và trình độ hàng đầu trong lực lượng quân sự Mỹ, hẳn đội SEAL có một lý do đặc biệt nào đó để giữ con dao này lại trong biên chế sử dụng.

KA-BAR FULL SIZE US MARINE CORPS FIGHTING KNIFE

Khác với những cái tên còn lại trong danh sách, con dao này đến từ “người bạn” thân thiết và lâu đời nhất của quân đội Mỹ: hãng dao KA-BAR.

Tuy là lựa chọn lý tưởng của nhiều lính đặc nhiệm nhưng sự thật rằng con dao này không phải là “hàng độc quyền” của SEAL. Con dao này cùng rất nhiều mẫu dao tương tự của KA-BAR cũng được cấp phát rộng rãi trong nhiều lực lượng quân đội, đặc nhiệm khác.

KA-BAR Full Size US Marine Corps Fighting Knife

Là một huyền thoại thực sự trong thế giới dao quân sự, thế nhưng KA-BAR ngày nay đã bị nhiều hãng dao hiện đại bỏ xa về uy tín, đặc biệt là trong các mẫu dao sử dụng cho mục đích sinh tồn dài ngày nơi hoang dã. Trung thành với truyền thống, KA-BAR đứng yên tại ví trí của mình, một con dao chiến đấu thuần tuý.

THE SOG SEAL TEAM

Xuất thân là một tên tuổi non trẻ trong làng vũ khí quân sự, hãng SOG đã vô tình “trúng số” khi những con dao của họ được SEAL biết đến. Sau nhiều thử nghiệm, thảo luận và cả những thay đổi, hãng SOG đã thiết kế cả một dòng dao chuyên dụng cho quân đội, và một lần nữa may mắn mỉm cười khi SEAL cho phép SOG sử dụng tên đội đặc nhiệm lừng danh này để đặt tên cho dòng dao đó: The SOG Seal Team.

The SOG Seal Team Elite

Với cái giá tương đối rẻ (dưới 100 USD) so với những con dao còn lại của đội SEAL, những đại diện của bộ sưu tập dao The SOG Seal Team như con dao “Elite” hoặc “SEAL Pup” cực kỳ quen thuộc và “vừa túi” với những người đam mê dao quân sự.

BUSSE BOSSJACK

Không phải là tên tuổi lạ, Busse BossJack có sức chịu đựng khủng khiếp đúng nghĩa “chém đinh chặt sắt” lại cực kỳ vắng bóng trên chiến trường.

Đúng câu “tiền nào của đó”, dao Busse BossJack có giá thành rất cao, kể cả những con dao rẻ nhất cũng có giá cao gấp đôi những cái tên còn lại trong danh sách này. Đặc tính “sang chảnh” khiến Busse BossJack trở thành một trong những cái tên đầu tiên bị gạch khỏi danh sách vũ khí của quân đội.

Busse BossJack

Thế nhưng, với sự đầu tư mạnh tay cũng như số lượng nhân lực hạn chế, giá tiền của Busse BossJack không phải là vấn đề đối với đội SEAL. Con dao này đặc biệt được những người lính tinh nhuệ ưu tiên chọn lựa và sử dụng trong nhiều nhiệm vụ quan trọng và khắc nghiệt.

Video clip: Cận cảnh con dao The SOG Seal Team Elite

[jwplayer player=”1″ mediaid=”110052″]

 Hồ Võ