18 chưởng đánh rồng của Cái Bang thực chất chưa bao giờ được xuất hiện hoàn toàn trong truyện.
Môn nội công nào mạnh nhất phim Kim Dung?
Những đại cao thủ bị “ghẻ lạnh” trong tiểu thuyết Kim Dung
Có thể nói, Hàng Long Thập Bát Chưởng là võ công nổi tiếng nhất trong truyện Kim Dung. Thậm chí ngay cả với những người chưa từng đọc qua truyện của ông, bộ chưởng pháp đó cũng đã được họ “nằm lòng” thông qua vô số bộphim ảnh, lời bàn luận và câu chuyện kể. Vậy thì điều gì đã làm nên sự nổi tiếng khó tin cho pho võ công hoàn toàn hư cấu này?
Người ta vẫn thường tranh cãi xung quanh tên của bộ chưởng pháp này. Hàng Long Thập Bát Chưởng hay Giáng Long Thập Bát Chưởng? Thực chất, cả hai tên gọi đều từng được sử dụng cho bộ chưởng pháp này và sự khác biệt chỉ là do lỗi dịch thuật. Tuy nhiên, cái tên Hàng Long Thập Bát Chưởng (18 chưởng hàng phục rồng) sẽ đúng và chính xác hơn là Giáng Long Thập Bát Chưởng (18 chưởng đánh rơi rồng). Cùng với Đả Cẩu Bổng Pháp, Hàng Long Thập Bát Chưởng chính là môn tuyệt học trấn phái của Cái Bang – bang hội hùng mạnh nhất trong thiên hạ!
Môn võ này bao gồm 18 chiêu, nhưng thực chất người đọc truyện Kim Dung chỉ quen thuộc với chừng dăm ba chiêu thức phổ biến. Thậm chí, có người từng liệt kê tỉ mỉ chỉ có 13 chiêu thức từng được các nhân vật trong truyện sử dụng, còn lại 5 chiêu thức khác chưa từng xuất hiện. Chỉ biết rằng mỗi chiêu thức trong đó đều được đặt tên theo các quẻ trong Kinh Dịch.
Kháng Long Hữu Hối (rồng bay quá cao sẽ hối hận) là chiêu thức quen thuộc nhất và nổi tiếng nhất trong Hàng Long Thập Bát Chưởng. Bộ chưởng pháp này vốn cực kỳ mạnh mẽ, cương mãnh, không gì không phá được, nhưngKháng Long Hữu Hối lại là một kỳ chiêu khác biệt. Lực đạo của Kháng Long Hữu Hối đánh ra 1, nhưng có thể lưu lại tới 2 phần, để rồi bất ngờ bộc phát khiến đối thủ không thể kịp trở tay. Chính sự xảo diệu, có phát có thu trong chiêu chưởng pháp này đã tạo ra cho Hàng Long Thập Bát Chưởng một sự linh hoạt đặc biệt, chứ không hẳn hoàn toàn cương mãnh, chỉ biết phá hủy và tiêu diệt như người ta thường nghĩ.
Cũng nhờ một chiêu này, Quách Tĩnh khi mới tập Hàng Long Thập Bát Chưởngđã đánh ngang tay với Sâm Tiên Lão Quái Lương Tử Ông – một cao thủ khét tiếng giang hồ thành danh đã mấy chục năm. Thậm chí, khi biết thừa Quách Tĩnh chỉ đánh được một chưởng này, nhưng Lương Tử Ông vẫn chẳng thể làm gì nổi, chỉ bực tức hét lên: “Ngươi chỉ biết đánh mỗi một chưởng này thôi à?”
Tuy nhiên, oai lực thật sự của Kháng Long Hữu Hối phải được thể hiện trong tay của Kiều Phong – bang chủ Cái Bang. Chính chiêu thức này đã được Kiều bang chúa dùng để cứu A Tử trong tay Tinh Tú Lão Quái – một cao thủ thượng thặng có sở trường dùng độc. Dưới tay của Kiều Phong, chiêu Kháng Long Hữu Hối có phát có thu oai mãnh và linh hoạt tới cùng cực không chỉ đẩy lui lão quái, mà còn nhẹ nhàng cứu được A Tử đang nằm trong tay gã ác nhân. Cũng chỉ có Kiều Phong mới đạt được mức “tùy tâm sở dục” khi sử dụng loại chưởng pháp cương mãnh, uy lực tột cùng trong tay mình khéo léo như một dải lụa mềm, vừa trấn áp kẻ thù vừa không làm tổn thương tới một sợi tóc trên người A Tử.
Cùng với Kháng Long Hữu Hối, Thần Long Bãi Vỹ là chiêu thức quen thuộc thứ hai trong bộ Hàng Long Thập Bát Chưởng. Nói nôm na, đây là một chiêu “hồi mã thương” cực kì độc địa và nguy hiểm trong bộ chưởng pháp này. Kim Dung từng lý giải tên của chiêu thức này lấy trong Kinh Dịch, mang đại ý: Khi người đi sau dẫm phải đuôi cọp, con cọp sẽ lập tức quay lại cắn. Tuy nhiên, khi đưa vàoHàng Long Thập Bát Chưởng, ông đã thay cọp thành rồng cho phù hợp với tên gọi chung của lộ chưởng pháp này.
Trong truyện, trưởng lão Lê Sinh của Cái Bang từng vào sinh ra tử, lập không biết bao nhiêu công lao cho Cái Bang mới được ông truyền cho một chiêu này. Có điều, chỉ cần một chiêu thức đó cũng đủ làm bùa cứu mạng cho Lê Sinh không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần đụng phải đối thủ mạnh, bị ép vào thế hạ phong, Lê Sinh chỉ cần dùng chiêu Thần Long Bãi Vỹ là lập tức thoát hiểm, thậm chí đảo ngược tình thế. Khi đấu với Âu Dương Khắc – truyền nhân của Tây Độc Âu Dương Phong – dù võ nghệ kém xa, nhưng Lê Sinh vẫn không bị hạ sát là bởi sức mạnh kỳ diệu của chiêu chưởng pháp này.
Long Chiến Vu Dã cũng là một chiêu có sức sát thương cực kỳ mạnh mẽ trong lộ chưởng pháp này. Với nghĩa “Rồng đánh nhau nơi hoang dã”, Long Chiến Vu Dã bộc lộ chiến lực mạnh nhất trong 18 chiêu thức, là sát chiêu mà chủ nhân của Hàng Long Thập Bát Chưởng ưa dùng. Trái ngược với Long Chiến Vu Dã, Tiềm Long Vật Dụng (con rồng đang náu mình, chưa tới lúc ra oai) lại khiêm tốn hơn, thu mình hơn, nhưng khi nó bộc phát thì lại cực kì nguy hiểm.
Phi Long Tại Thiên (Rồng bay lên trời) là chiêu đầu tiên của bộ Hàng Long Thập Bát Chưởng, cũng là chiêu thức rất quen thuộc với những người đọc truyện Kim Dung. Giống như tên gọi, chiêu thức này đòi hỏi người sử dụng phải tấn công từ trên cao xuống, bộc lộ khí thế áp đảo và thẳng thắn đương đầu đối thủ, chứ nhất định không thể mưu mô trá ngụy kiểu tiểu nhân. Khởi đầu cho bộ chưởng pháp chí cương, không gì không phá nổi này chắc chắn phải là một chiêu thức mạnh mẽ, uy lực và đường hoàng, không chỉ bộc lộ sức mạnh của pho võ công này, mà còn nêu cao tinh thần và ý nghĩa nó mang theo.
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả những ai tập luyện Hàng Long Thập Bát Chưởng đều phải là những trang nam tử đầu đội trời, chân đạp đất, kiêu hãnh và thẳng thắn, chứ nhất định không thể là kẻ tiểu nhân xảo trá. Từ Kiều Phongcho tới Hồng Thất Công, Quách Tĩnh, không ai trong số họ không phải là anh hùng cái thế, không ai không phải bậc hào kiệt ý chí phi thường và cực kì kiêu dũng. Không có những đặc điểm tính cách đó, thì dù thiên tư võ học kiệt xuất tới đâu cũng không thể nắm bắt được trọn vẹn Hàng Long Thập Bát Chưởng -thứ võ học chỉ dành riêng cho những bậc đại trượng phu.
Theo SKCĐ