Trong các bộ phim của mình, Châu Tinh Trì diễn hài nhiều hơn võ. Vậy thực tế, anh có giỏi võ không?
Tuyệt đỉnh Kungfu của Châu Tinh Trì bị nhặt sạn
Những câu nói để đời của vua phim hài Châu Tinh Trì
Cậu bé học võ qua truyền hình
Châu Tinh Trì sinh năm 1962 tại Hồng Kông. Khi còn nhỏ, Châu rất thích Kung Fu nhưng phải học môn võ này qua truyền hình vì cha mẹ anh không đủ tiền cho con theo học các lớp chính quy. Sau đó thì anh theo học Vịnh Xuân Quyền và trở thành một người hâm mộ diễn viên Lý Tiểu Long.
Cho đến tận ngày nay anh vẫn giữ niềm đam mê này và những bộ phim của Châu Tinh Trì thường có những cảnh gợi đến những tác phẩm Lý Tiểu Long tham gia diễn xuất. Châu Tinh Trì tốt nghiệp lớp diễn viên của hãng TVB (thuộc tập đoàn Thiệu Thị) năm 1983 và bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp giải trí với vai trò người dẫn chương trình cho tiết mục thiếu nhi 430 Shuttle của đài TVB.
Năm cậu lên 7, bố mẹ li hôn. Cả 3 anh chị em được mẹ và bà ngoại nuôi trong một ngôi nhà xây theo dự án của chính phủ cấp cho.
Cuộc sống khó khăn, nghèo túng khiến hai người phụ nữ trong nhà không thể bảo ban, chăm lo cho 3 đứa bé được một cách chu đáo nhất. Cuộc sống ở Hương Cảng cực kì khó khăn, gánh nặng mưu sinh đổ lên vai người mẹ.
Niềm vui của Châu Tinh Trì hồi đấy là những bộ phim truyền hình võ thuật. Những năm thuộc thập niên 70, tại Hong Kong rất thịnh hành các bộ phim võ thuật, kungfu.
Đó cũng là thời gian Lý Tiểu Long quay lại Hong Kong quảng bá cho phim ảnh của mình nên ông càng trở thành hình mẫu lí tưởng cho giới trẻ.
Thế giới của Tinh Trì chìm đắm trong không gian của những màn võ, đấm đá, chiêu thức ấy. Lí Tiểu Long cũng chính là nhân tố khơi dậy niềm đam mê võ thuật trong lòng cậu bé họ Châu.
“Ngày nhỏ tôi rất vui. Ngày ngày tôi ra công viên luyện võ, dường như không còn có thời gian mà buồn nữa.
Lần đầu tiên xem phim của Lý Tiểu Long, tôi cảm thấy cả người như đảo lộn, bất giác nước mắt chảy khắp mặt. Ông ấy thật tuyệt vời, không chỉ võ nghệ cao siêu mà còn có tinh thần mạnh mẽ, kiên cường” – Châu Tinh Trì chia sẻ.
Mẹ và bà ngoại nghèo, không đủ tiền để Tinh Trì đi học ở những lớp chính quy đang rất thịnh hành thời đấy. Cậu buộc lòng phải học theo trên TV.
Hãy thử tưởng tượng, một cậu bé nhỏ thó, suốt ngày dán mắt lên một cái màn hình chăm chú theo dõi, rồi làm những động tác y như thần tượng của mình đủ để thấy, đam mê của cậu lớn đến đâu.
Sau khi xem xong “Tinh võ môn” của Lí Tiểu Long, cậu quyết tâm bước vào con đường diễn xuất để giống thần tượng.
Cậu theo học Vịnh Xuân Quyền. Dù luyện tập rất chăm chỉ nhưng thời gian bắt đầu muộn, lại không thật sự có thầy giỏi, Châu Tinh Trì không thể bước lên hàng võ sư bậc thầy của môn kungfu này.
Thế giới của Vịnh Xuân Quyên
Châu Tinh Trì biết đến võ thuật sớm, nhưng để bước chân vào lại hơi muộn. 9 tuổi, cậu đã lê la quanh các công viên ở Hương Cảng tập tành những động tác xem được trên TV. Tuy nhiên, những chiêu thức đó chẳng thuộc thể loại nào hết.
Lớn lên, sau khi bước vào con đường diễn xuất, anh chàng họ Châu mới học Vịnh Xuân Quyền một cách bài bản như chính thần tượng.
Sự quyết tâm là điều đến hiện tại những đồng môn ở lò luyện của Châu Tinh Trì vẫn nhớ khi nhắc đến cái tên này.
Anh thức dậy từ sáng sớm và luyện võ cho đến khi tối muộn, ngày nào cũng như ngày nào, người ta đều thấy anh chàng đó miệt mài với những động tác đấm đá.
Chuyện đứng tấn nửa ngày hay đánh mộc nhân chẳng biết mệt mỏi không còn xa lạ với Châu Tinh Trì. Từ chạy để luyện sức bền, hít đất liên tục, xoạc chân, đá chân… thời gian đó, ai cũng xuýt xoa bởi sự chăm chỉ đến quyết liệt của thanh niên họ Châu.
Anh từng chia sẻ: “Lý Tiểu Long là tất cả đối với tôi vì thế tôi nhất định muốn trở thành một người như ông ấy. Trở thành một cao thủ kungfu là tâm nguyện cao nhất của tôi”.
Trên phim ảnh, người ta quen với những tiếng cười của anh nhưng trong cuộc sống, sự nghiêm túc, ý chí và tận tụy với bất cứ công việc gì mới là con người thật. Tập luyện ròng rã nhiều năm, Châu Tinh Trì thu được những thành tựu nhất định.
Nhưng để làm phim mang nặng yếu tố hành động, võ thuật thì những tích lũy của anh chưa thể đủ được như những người rèn luyện lâu năm.
Biết được điểm yếu của mình, anh phát triển nhiều hơn yếu tố hài trong các bộ phim hơn là yếu tố võ thuật.
Đến thời điểm hiện tại, ngoài Vịnh Xuân quyền, Châu Tinh Trì còn học Karate để giúp làm phong phú hơn các chiêu thức ở những bộ phim hành động.
Trong một lần trả lời phỏng vấn cách đây vài năm, ông nói rằng mình đang hướng nhiều đến Karate hơn là Vịnh Xuân quyền như hồi khởi nghiệp.
Máu “ngôi sao võ thuật” trong các tác phẩm
Từ bé, những giờ phút mê mẩn trước màn hình TV xem Lý Tiểu Long đã khiến Châu Tinh Trì ước ao có ngày trở thành “ngôi sao võ thuật” như vậy.
Điều đó được anh áp dụng ngay trong những tác phẩm điện ảnh của mình. Không thể “đọ” được với những Lý Liên Kiệt, Chung Tử Đơn… ở võ “chân chính”. Châu Tinh Trì đã biến tấu đi thành một kiểu cách khác biệt, hài hước và cuốn hút.
Ai xem phim của anh đều thấy rõ, khoảng 95% các tác phẩm của ngôi sao này có võ thuật, dù là cổ trang hay hiện đại.
Nhiều lần, Châu Tinh Trì tâm sự rằng: “Yếu tố võ thuật không thể thiếu trong các bộ phim của tôi”. Điều đó càng thể hiện rõ ràng khi anh đứng ra tổ chức sản xuất, làm đạo diễn thì chết võ chiếm vai trò cực kì quan trọng.
Đội bóng Thiếu Lâm, tuyệt đỉnh kungfu, Tân tinh võ môn… là vài cái tên trong số nhiều tác phẩm võ thuật và hài hước lồng ghép một cách tài tình.
Võ thuật của Châu Tinh Trì như thế nào?
Theo Lophocvinhxuan