“Nếu nói về việc trẻ em dùng võ thuật để sinh tồn và tìm kiếm miếng cơm manh áo thì có lẽ Brazil và Thái Lan tranh nhau hai vị trí nhất nhì!” – Một độc giả giấu tên trên mạng xã hội đã từng bình luận như thế.
Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Tinh thần và văn hóa (P5)
Ram Muay – nét văn hóa đặc trưng của Muay Thái
Hình ảnh những đứa trẻ trên sàn đấu có thể là kì lạ, phản cảm đối với ai đó, nhưng với người Thái Lan – những người yêu võ thuật Muay Thái thì điều đó lại bình thường và hết sức thân thuộc.
Có nhiều lí do để những đứa trẻ xuất hiện trên sàn đấu Muay Thái. Lý do lớn nhất đó là tinh thần yêu chuộng và quý trọng võ thuật của người Thái Lan. Họ tin rằng võ thuật là điều tuyệt vời ta có thể dành cho con trẻ – nó thay thế mọi bài học khác về lòng can đảm, sự tự tin, danh dự và sức mạnh.
Việc để trẻ em thi đấu võ đài kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác: tình trạng nhiều đứa trẻ phải bỏ học để thượng đài kiếm tiền nuôi gia đình từ khi còn chưa biết đọc chữ, nạn cá cược,…
Thành tích thi đấu của các võ sĩ nhí cũng không được công nhận. Theo luật pháp Thái Lan, người ta chỉ công nhận là ghi lại thành tích thi đấu của các võ sĩ trên 15 tuổi. Như vậy, nếu nhìn thấy record của một võ sĩ Muay Thái 17 tuổi với (ví dụ) 20 trận đấu thì còn số thực tế có thể lớn hơn gấp mấy lần.
Nhiều người phản đối việc để những đứa trẻ thi đấu – dù đã luyện tập võ thuật từ rất sớm. Nhiều người khác cho rằng nên để những đứa trẻ này mang bảo hộ nhiều hơn (bảo hộ vùng đầu chẳng hạn) và cấm các đòn hiểm (chỏ, gối)…, giống như các võ sĩ bán chuyên, chứ không phải là thi đấu như những võ sĩ chuyên nghiệp như thế này.
Thế nhưng, sự thật là ở bất cứ tỉnh thành nào trên đất nước Thái Lan, vẫn có những võ sĩ nhí ngày ngày chiến đấu như thế, ngày ngày viết nhật ký tuổi thơ mình bằng máu và nước mắt.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”83105″]
Phạm Vũ