Giải mã nguyên nhân Từ Hiểu Đông bị tẩy chay tại Trung Quốc

(VoThuat.vn) – Từ Hiểu Đông đã không thể kiềm được xấu hổ khi được hỏi về vết sẹo mới nhất khi thi đấu của mình, một vết rách đỏ thẫm dài 3.5cm trên lông mày phải.

Vết thương này là do cú lên gối của một đối thủ quá hăng tại buổi tập luyện gần đây, lúc đó anh liên tiếp phải đấu vật với bốn võ sĩ MMA trẻ. “Tôi đã thấm mệt vào phút cuối,” anh nói với TIME tại phòng tập gym của mình ở Bắc Kinh. “Và hai mươi sáu mũi khâu!”

Ngay cả vết thương tụ máu ở tai hay xương gãy cũng không là gì so với vết thương này của võ sĩ 40 tuổi. Nhưng đây không phải là vết thương sâu nhất. Hiểu Đông đã dành cả đời để thi đấu, đầu tiên là ở trường và sau đó hướng tính khí nóng nảy ở tuổi vị thành niên sang thi đấu MMA. Nhưng những cú đánh mạnh nhất mà anh phải chịu không phải trên sàn đấu, mà là khi anh bắt đầu học võ thuật truyền thống của Trung Quốc, wushu và kungfu.

Tranh chấp nổ ra với một cuộc tranh luận trên phương tiện truyền thông xã hội. Hiểu Đông muốn Ngụy Lôi, một bậc thầy kung fu Thái Cực Quyền, giải thích về những kỹ năng kỳ lạ mà ông tuyên bố là mình đang có. Ngụy Lôi khoe khoang rằng mình có thể sử dụng một trường lực vô hình để giữ một con chim bồ câu trên tay, và nghiền nát phần ruột của dưa hấu mà không làm tổn hại đến phần vỏ.

Quan niệm rằng các bậc thầy của kung fu sở hữu các kỹ năng thần bí khá phổ biến ở Trung Quốc và Nguỵ Lôi cũng chỉ là một trong nhiều người đưa ra những tuyên bố như vậy. Từ Hiểu Đông cho rằng thứ “kung fu giả” này đã bôi nhọ võ thuật chân chính.

Tranh cãi trên mạng leo thang, trước khi Ngụy Lôi và Hiểu Đông giáp mặt nhau trong một trận đấu tay không ở một tầng hầm tại trung tâm thành phố Thành Đô của Trung Quốc. Hiểu Đông nói rằng anh muốn cho mọi người sáng mắt ra, nhưng tính chất trận đấu giống như Đông so với Tây, bậc thầy của một truyền thống thiêng liêng so với một người ngoài hành tinh mới nổi.

Trong đoạn video về trận đấu ngày 27 tháng 4 năm 2017 mà sau đó đã lan truyền trên mạng xã hội, Hiểu Đông thực hiện một đòn nổi bật tiêu chuẩn MMA. Ngụy Lôi di chuyển qua lại với hai tay giơ lên ​​như một con bọ ngựa. Sau khi quan sát nhau trong vài giây, Hiểu Đông tấn công, đấm mạnh vào đầu của Nguỵ Lôi. Cao thủ Thái Cực Quyền ngay lập tức ngã nhào xuống tấm thảm kẻ caro. Hiểu Đông nhảy về phía trước và đánh tới tấp vào đối thủ của mình cho đến khi trọng tài dừng cuộc chiến. Chiến thắng chỉ trong vòng chưa đến 20 giây.

Trận đấu không hề tổn thương Hiểu Đông lấy một vết trầy xước nào nhưng lại làm tan nát cuộc sống của anh. Video nhanh chóng trở thành hiện tượng lan truyền trên mạng xã hội của Trung Quốc. Các bình luận trên mạng cáo buộc Hiểu Đông làm nhục văn hóa truyền thống Trung Quốc, và anh đã bị cấm khỏi mạng xã hội. Hiệp hội Wushu Trung Quốc kết tội anh có “những hành động bị tình nghi bất hợp pháp vi phạm đạo đức của võ thuật”. Anh và gia đình anh đã phải gánh chịu các mối đe dọa nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều người muốn một trận tái đấu. Một doanh nhân Trung Quốc thấy bức xúc đã tài trợ 1,45 triệu USD cho bất kỳ võ sĩ nào có thể đánh bại Hiểu Đông. Các học viên Thái Cực Quyền khác bắt đầu thách thức Hiểu Đông cả trực tuyến và trực tiếp, lập trại bên ngoài phòng tập thể dục MMA ở Bắc Kinh mà anh quản lý.

Hiểu Đông khẳng định mục tiêu của mình không phải là để gạt bỏ võ thuật Trung Quốc, mà để cho thấy rằng những gì thường được tôn sùng  như là kỹ năng chiến đấu mạnh mẽ thực chất là đồ bỏ trong các tình huống chiến đấu thực tế.

Tuy nhiên những nỗ lực của anh bị nhìn theo hướng tiêu cực do lời chỉ trích của mình đã đặt văn hóa phương Tây của MMA trên truyền thống phương Đông – tội danh phản bội ngay ở Trung Quốc với chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng. Chủ tịch Tập Cận Bình đã làm cho văn hóa Trung Quốc truyền thống trở thành một chính sách đặc trưng, triển khai kung fu để thúc đẩy “quyền lực mềm” của đất nước ở nước ngoài. Và giờ đây lại có một người đàn ông tận tâm đi vạch trần nó như thể một gian lận.

“Rất nhiều người đã bị tẩy não bởi những bậc thầy kung fu giả,” Hiểu Đông chia sẻ với TIME. “Tôi đang cố đánh thức họ dậy và cho họ biết kung fu truyền thống thực sự là gì.”

Cội nguồn kungfu được cho là 4.000 năm tuổi vẫn có thể thấy ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, quê hương của các hòa thượng có võ công đáng sợ của Phật giáo Thiếu Lâm. Có niên đại từ năm 495 SCN, Thiếu Lâm Tự nằm ở phía tây của núi rừng Tung Sơn, một trong 5 ngọn núi thiêng liêng của Trung Quốc.

Theo truyền thuyết, năng lực chiến đấu của các hòa thượng đã khơi nguồn từ việc hoàn thiện các công việc nhà như quét dọn, lấy xô nước sông và nhặt củi. Các lãnh chúa phong kiến ​​háo hức thỉnh nguyện sự giúp đỡ của các hòa thượng cho các chiến dịch đẫm máu của họ. Ngay cả sau khi Thiếu Lâm Tự được bị gán cho các mưu đồ tạo phản trong triều đại nhà Thanh, ảnh hưởng của nó lan rộng khi các hòa thượng lang bạt khắp Trung Quốc và xa như Nhật Bản.

Ngày nay, cuộc sống bên trong ngôi đền bắt đầu trước bình minh, khi hàng trăm hòa thượng nhanh chóng vào đền thờ trung tâm để thực hiện nghi thức 5 giờ sáng. Quỳ trước tượng vàng của Đức Phật, họ tụng kinh, gõ mõ bên dưới những pho tượng đồng của các biểu tượng chiến binh xếp theo trật tự .

Sau đó, khách du lịch đến và các hòa thượng đi làm việc. Các hòa thượng mới tu bắt đầu biểu diễn kungfu, họ nhào lộn trên không trung, bẻ gãy thanh kim loại bằng đầu và uốn cong giáo gỗ bằng cổ họng. Người biểu diễn uyển chuyển áp dụng các tượng hình quyền, như hầu quyền, báo hình quyền và đường lang quyền. Danh tiếng của các hòa thượng Thiếu Lâm đã vang xa và rộng khắp; các tổ chức được đặt theo tên Thiếu Lâm Tự trên khắp Trung Quốc và thế giới. Hiện có khoảng 140 trường học Thiếu Lâm ở 70 quốc gia, theo truyền thông địa phương.

Kung fu tràn vào văn hóa Mỹ từ thập niên 1960 và thập niên 70, một phần là do Lý Tiểu Long, diễn viên và võ sĩ sinh ra tại Mỹ, người đóng vai chính trong các bộ phim đình đám Nhập RồngTinh Võ Môn. Sự nổi tiếng của anh đã giúp mở đường cho các diễn viên như Thành Long và Lý Liên Kiệt biến bậc thầy kung fu thành ngôi sao Hollywood.

Nhưng danh tiếng văn hóa kung fu đã bị lấn át bởi sự nổi lên của MMA, và đặc biệt là UFC. Giải đấu UFC đầu tiên vào năm 1993 đã gom các phong cách võ thuật khác nhau để đấu với nhau, gồm các cao thủ kung fu, karate, đấu vật và thậm chí cả sumo. Cuối cùng, Jujitsu của Brazil giành vị thế tối cao.

Một phần tư thế kỷ sau, MMA sánh ngang với quyền anh về độ nổi tiếng toàn cầu, tăng cường bởi những ngôi sao nổi tiếng như Conor McGregor và Ronda Rousey. Nhiều người hâm mộ thích tính dữ dội trong format thi đấu và sự lược bỏ quy tắc. Jujitsu của Brazil, kickboxing của Thái và đấu vật vẫn là trụ cột trong thi đấu MMA. Các động tác nhào lộn dẻo của wushu hầu như không được đề cao.

Ở Trung Quốc, kung fu vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Một nghiên cứu của Internet giant NetEase Trung Quốc ước tính giá trị của ngành công nghiệp wushu trị giá hàng tỉ đô la, bao gồm phim ảnh, truyền hình, giáo dục, du lịch và bán lẻ. Hiệp hội chính thức wushu tự hào có 2 triệu sinh viên toàn thời gian tại 12.000 học viện. Tuy nhiên MMA đang bắt kịp, với nhiều chương trình cạnh tranh cho uy quyền tối cao. Khi võ sĩ  MMA của Canada Vaughn “Blud” Anderson chuyển đến Bắc Kinh năm 2008 thì có thể có năm trận thi đấu MMA cả năm. Giờ thì có thể có 10 trận trong một ngày cuối tuần. “Nó đang phát triển nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới,” anh nói.

Trụ trì Thiếu Lâm Tự, Thích Vĩnh Tín chia sẻ với TIME kung fu không thể so sánh với MMA vì bản chất thực sự của nó là tinh thần hơn là chỉ đơn giản là thể chất, không mang lại uy lực mà là hòa bình bên trong. Nhưng nhiều người ở Trung Quốc vẫn tin tưởng vào ý tưởng rằng các học viên điêu luyện nhất có khả năng siêu nhiên, và không thiếu các bậc thầy tự xưng dùng các chiêu trò. Thoáng nhìn trên YouTube có thể thấy các bậc thầy kung fu cho rằng có thể dùng siêu năng lực di chuyển đồ vật và “điệu nhảy Shaman mở ra cõi khác của sự tồn tại.” Một số kiếm tiền bằng cách hứa hẹn để đào tạo những người khác, và nhiều người có đông đảo môn đệ; ví dụ Wei bị đánh bại có 94.000 người theo dõi trên Weibo, mạng xã hội tương tự Twitter.

Bản thân chùa Thiếu Lâm không phải là tự do thương mại hóa. Khi các hòa thượng tập luyện trước sự chăm chú của khán giả, người bán rong khua đĩa DVD mời mua. Bản thân Vĩnh Tín có một danh thiếp vàng nổi với không ít hơn ba mã QR trên đó. Nhưng ông nói rằng các học viên kung fu gian trá và các thầy dạy thường sử dụng tên của ngôi chùa mà không được phép. “Tôi có một công nhân thậm chí không phải là một hòa thượng nhưng bỏ việc và lập trường học Thiếu Lâm của mình,” ông nói cay đắng.

Vì vậy, Vĩnh Tín ủng hộ chiến dịch của Hiểu Đông để loại bỏ kung fu của các học viên lừa đảo, giống như nữ chủ Thái Cực Quyền, người tuyên bố bà có thể đánh 12 đối thủ mà không cần dùng tay. “Anh ta là một người tốt, mặc dù anh ta là một võ sĩ MMA hoàn toàn nghiệp dư”, Vĩnh Tín nói, trước khi châm biếm cho một tu sĩ rằng “Riêng một trăm người ở tỉnh Hà Nam có thể đánh bại Hiểu Đông”. Nhưng nhìn chung, vị trụ trì thừa nhận, “Hiểu Đông đang làm điều đúng đắn bằng cách đấu với kung fu giả.”

Tuy nhiên, trận chiến của Hiểu Đông ngày càng trở nên cô lập, vì chính phủ Trung Quốc đang dùng kung fu như vũ khí cho mục đích tuyên truyền của họ. Năm nay, Thiếu Lâm Tự đã lần đầu gây tranh cãi đứng ra ủng hộ đất nước, minh họa cho các chứng nhận “yêu nước” của mình dưới sự bảo trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành Long, diễn viên sinh ra ở Hồng Kông trong số những biểu tượng được yêu thích nhất trong kung fu, đã trở thành cố vấn chính trị cho đảng vào năm 2013 và giờ đây thường xuyên xuất hiện với tư cách đại diện.

Trong bối cảnh này, thật dễ dàng để hiểu tại sao Hiểu Đông lại bị phản ứng dữ dội như vậy. Sứ mệnh phơi bày những bậc thầy kung fu vô đạo đức của ông là một mối đe dọa cho quảng bá văn hóa của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ý tưởng cho rằng kung fu là duy nhất cùng yếu tố tinh thần, mang lại danh tiếng và khiến nó khác biệt so với kĩ thuật chiến đấu phương Tây. “Mọi người đều nghĩ rằng ở Thiếu Lâm có một số kiến ​​thức bí mật mà không ai muốn dạy cho người khác, đặc biệt là ‘người ngoại quốc xấu xa'”, theo Marta Neskovic, 26 tuổi, một sinh viên tiến sĩ người Serbia đang tập luyện tại chùa cho nghiên cứu của mình về kungfu Thiếu Lâm.

Ngay cả cựu võ sĩ  quyền anh chuyên nghiệp khác cũng tin. “Tôi biết các võ sĩ MMA Trung Quốc tin rằng có những bậc thầy kung fu sống trong các hang núi và có thể biến mất và xuất hiện trở lại theo ý muốn,” theo Anderson. Ông nghi ngờ kung fu cổ biến theo hướng thần thánh vì vũ khí hiện đại đang làm cho đấu tay không ít thỏa đáng. “Nó chỉ là không hiệu quả với trận đấu va chạm toàn phần với một đối thủ kháng cự” ông nói. “đường lang quyền không thể là thứ bảo vệ đế quốc.”

Chứng minh điều đó cho những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc sẽ rất khó khăn, nhưng Hiểu Đông đã tận tâm cố gắng. Sau khi đánh bại Nguỵ Lôi, cảnh sát đã ngăn chặn trận đấu thứ hai với sư phụ thái cực quyền Mã Bảo Quốc, và chỉ trích gia tăng khiến Hiểu Đông phải rút lui khỏi cái nhìn của công chúng.

Tuy nhiên, anh có thể tuyên bố một phần thành công. Vào tháng 11 năm 2017, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị rõ ràng để đáp ứng với cuộc chiến của Hiểu Đông với Ngụy Lôi, loại bỏ các bậc thầy tự xưng và học viên yêu sách “xây dựng các giá trị đúng đắn của võ thuật.” Các trận đấu không chính đáng cũng bị cấm để dập tắt các cuộc tranh luận về giá trị võ thuật truyền thống và hiện đại. Vào ngày 5 tháng 11, Hiểu Đông nghe nói anh ta bị cấm “vô thời hạn” trong việc tổ chức các giải đấu cho các võ sĩ tại phòng tập gym của anh.

Tuy nhiên, Hiểu Đông đang tiếp tục chiến dịch cá nhân của mình. Vào tháng Tư, anh đã chiến đấu và đánh bại võ sư Đinh Hạo trong chưa đầy hai phút, và đang lên kế hoạch chống lại những gì anh nói sẽ là ba bậc thầy kung fu “hàng đầu” trong một ngày. Anh hy vọng rằng mỗi chiến thắng sẽ ngăn cản những người bất đồng chính kiến ​​của mình và lấy lại cuộc sống bình thường của mình. Chiến thắng không phải là một lựa chọn, anh nói. “Tôi chặn đường kiếm cơm của họ bằng cách vạch trần”, anh nói. “Vì vậy, tôi không thể dừng lại, khi mà toàn bộ sức nặng sẽ đè bẹp tôi. Tôi không còn cách nào khác ngoài tiếp tục chiến đấu.”

Thu Hiền