Đồng bái là từ chỉ cách chắp tay nắm tay mở khi hành lễ chào đối thủ, bái sư… trong các môn võ thuật cổ truyền Trung Hoa, và ảnh hưởng tới nhiều bộ môn võ thuật Á Đông khác, trong đó có võ cổ truyền Việt Nam. Qua nhiều đổi thay của không gian và thời gian, hệ thống kĩ thuật của các môn võ đã có ít nhiều thay đổi, nhưng hình tượng đồng bái vẫn là điều được bảo tồn.
Tinh hoa Muay Thái – không chỉ là chỏ gối: Tinh thần và văn hóa (P5)
Roda và Capoeira – nét văn hóa võ thuật Nam Mỹ
Có nhiều tài liệu, giai thoại nói về nguồn gốc và ý nghĩa của “đồng bái”. Nhiều người cho rằng nghi thức đồng bái xuất phát từ thời nhà Thanh (Trung Quốc) theo phong trào phản Thanh phục Minh ( Tay quyền – tay chưởng tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời (Minh)).
Giới võ thuật cổ truyền cũng lưu truyền những nét đẹp ý nghĩa của đồng bái, mỗi môn phái, mỗi giai thoại có đôi chút khác biệt trong hành lễ đồng bái, cũng như quan niệm về ý nghĩa, nhưng tựu chung bao gồm những điều sau đây:
- Trước khi chào hai tay mở ra: hai người võ sinh đến với nhau tay không mang theo vũ khí.
- Tay chưởng tay quyền: tôi đến với bạn trong sự hoà bình. Dùng văn hay dùng võ là tuỳ bạn.
- Khi chào tay trái quyền tay phải chưởng mang ý nghĩa âm và dương, tức thái cực – đỉnh cao trong võ thuật Trung Quốc.
- Thể hiện sự tôn trọng cho đối phương, địch thủ, bạn bè , đồng môn
- Chào xong hai tay đấm thẳng dọc hai bên sườn xuống đất ý nói có Thiên địa làm chứng lòng tôi đến với bạn là ngay thẳng.
- Tay âm và tay dương còn có nghĩa là thiên và địa theo phong trào phản thanh phục minh là Thiên Địa Hội.
- Ý nghĩa cuối cùng là tứ hải giai huynh đệ. (nhiều người cho rằng tay quyền tay chưởng của đồng bái mang ý nghĩa là trời và đất – bao hàm cả tứ hải).
- Một số ý kiến khác cho rằng tay quyền – tay chưởng thể hiện tính phong phú trong võ thuật, đa dạng trong kĩ thuật, một người võ sinh không nên chỉ theo một kĩ thuật duy nhất.
Những khoảnh khắc tuyệt vời của con người trong võ thuật
[jwplayer player=”1″ mediaid=”82822″]
Hồ Võ (sưu tầm)