Khẩu súng số 1 của Đặc công Việt Nam

Không phải AK-47 hay AKMS mà TAR-21 mới chính là khẩu súng trường tấn công số 1 của Đặc công Việt Nam hiện nay.

Tuyệt đỉnh công phu: Làm mạch… ngừng đập
Bí quyết sống lâu, khỏe, dẻo dai như hòa thượng Thiếu Lâm Tự

TAR-21 được coi là một trong tốp những dòng súng trường tấn công hàng đầu hiện nay trang bị cho quân đội. Hỏa lực mạnh, khả năng bắn chính xác, hoạt động bền bỉ, kích thước và trọng lượng nhỏ gọn, TAR-21 thường được trang bị cho các đơn vị lính đặc nhiệm của các nước trong đó có Việt Nam.

qua-bat-ngo-khau-sung-so-1-cua-dac-cong-viet-nam-hinh-4

Trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hải quân đánh bộ là lực lượng đầu tiên được trang bị loại súng tối tân này. Trong hình là chiến sĩ thuộc lực lượng Hải quân đánh bộ đang sử dụng khẩu súng CTAR-21.

Tưởng như chỉ Hải quân Đánh bộ Việt Nam mới được ưu tiên có TAR-21, thì rất bất ngờ và kinh ngạc khi mới đây các chiến sĩ đặc công Việt Nam trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập đã diễu binh với súng trường TAR-21 tiên tiến. Nếu như trong đơn vị Hải quân đánh bộ trang bị hai phiên bản GTAR-21 (phiên bản có gắn súng phóng lựu) và CTAR-21 (Phiên bản nòng ngắn) thì bên lực lượng đặc công chỉ trang bị khẩu CTAR-21.
So với phiên bản TAR-21 và GTAR-21 thì CTAR-21 được thiết kế với nòng ngắn hơn để phù hợp với trang bị và điều kiện tác chiến của các đơn vị của Binh chủng Đặc công.

So với phiên bản TAR-21 đầu tiên, thì các phiên bản sau này được thiết kế với chuẩn hiện đại hơn khi các thanh ray pincantinny được gắn chết lên thân súng.

qua-bat-ngo-khau-sung-so-1-cua-dac-cong-viet-nam-hinh-7

Các thanh ray pincatinny được lắp trên bốn mặt của thân súng để gắn phụ kiện như ống ngắm quang học hay điểm đỏ, gắn đèn pin, đèn laze chỉ thị mục tiêu cũng như tay cầm phụ phía trước.

Súng trường tấn công CTAR-21 sử dụng nhiều vật liệu công nghệ cao trong chế tạo như polymer cao phân tử để giúp trọng lượng súng nhẹ hơn, trọng lượng của CTAR-21 chỉ 3,18kg.

Vì thiết kế nhắm đến các đơn vị đặc nhiệm nên chiều dài của súng khá nhỏ gọn. Chiều dài của CTAR-21 là 640mm, chiều dài nòng đạt 380mm, sở dĩ kích cỡ chiều dài tổng thể nhỏ nhưng chiều dài nòng súng khá ấn tượng là do đặc trưng kiểu thiết kế bullpup.

Thiết kế dạng bullpup có ưu điểm là giảm chiều dài tổng thể, tuy nhiên cũng có nhược điểm nếu nhà thiết kế không tính đến khả năng hài hòa tổng thể sẽ dễ dẫn đến sự mất cân bằng trọng lượng súng khi toàn bộ băng đạn được đặt phía sau cò khai hỏa.

qua-bat-ngo-khau-sung-so-1-cua-dac-cong-viet-nam-hinh-8

CTAR-21 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí dài và khóa nòng xoay, có khả năng chọn chế độ bắn sử dụng loại đạn 5.56×45mm NATO và các loại hộp đạn dạng STANAG. Ống trích khí nằm phía trên nòng súng và hoàn toàn nằm trong thân súng. khóa nòng xoay với 7 móc khóa viên đạn cố định vào vị trí.

Khi bắn, vỏ đạn có thể nhả ra ở hai bên thân súng, việc nhả vỏ đạn ra ở phía bên trái hay phải có thể lựa chọn được bằng cách điều chỉnh bolt. Rãnh nút kéo lên đạn được làm ở cả hai bên để xạ thủ có thể diều chỉnh đặt nút kéo nằm ở bên thuận tiện nhất. Nút điều chỉnh chế độ bắn nằm ở bên trái tay cầm cò súng.

CTAR-21 không có tay cầm cách biệt, tất cả các linh kiện được đặt trong thân súng vốn là một khối nhựa tổng hợp có thể chịu áp lực cao và được gia cố bằng thép ở những chỗ cần thiết. Súng có thể tháo ra để làm sạch bằng cách mở phần đuôi báng súng ra và kéo các linh kiện bên trong ra. Các phụ kiện có thể được gắn vào và tháo ra một cách dễ dàng với các bản lề có sẵn trên thân súng.

qua-bat-ngo-khau-sung-so-1-cua-dac-cong-viet-nam-hinh-9

Tuy được thiết kế vào cuối thập niên 1990, và chính thức đi vào trang bị vào năm 2001, nhưng cho đến nay TAR-21 đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột trên thế giới như Xung đột Israel–Palestine lần thứ hai, Xung đột, Israel–Gaza 2006, Chiến tranh Liban 2006, Xung đột Israel–Gaza 2008, Chiến tranh Israel–Hamas 2008-2009, Xung đột vũ trang Colombia, Chiến tranh Nam Ossetia 2008, Xung đột biên giới Campuchia–Thái Lan.

Súng sử dụng loại đạn tiêu chuẩn NATO, đáng chú ý là hiện tại Việt Nam cũng đã có thể sản xuất loại đạn này và sử dụng ngay trong nước. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động của các loại súng này trong mọi điều kiện chiến đấu.

Súng có tốc độ bắn khá cao lên tới 900 viên/phút, sơ tốc đầu nòng đạt 890m/s, tầm bắn hiệu quả của súng đạt khoảng 400m. So với các loại súng đang trang bị của lực lượng đặc công Việt Nam, súng CTAR-21 hơn cả tầm bắn và độ chính xác, trong khi vẫn giữ được sự bền bỉ và linh hoạt giống như AKMS vốn được trang bị rất nhiều trong các đơn vị lính đặc công.

qua-bat-ngo-khau-sung-so-1-cua-dac-cong-viet-nam-hinh-11

Việc trang bị súng CTAR-21 cho đặc công Việt Nam là một tín hiệu mừng cho thấy không những đơn vị đặc công có khả năng tác chiến tốt mà trang bị quân trang quân dụng cũng rất hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu tác chiến trong bối cảnh hiện nay.

Theo Kiến Thức