Kris – từ thanh kiếm đến linh hồn của người Java cổ

Kris (hay còn gọi là Keris) là một trong những vũ khí cổ nổi tiếng nhất Nam Á, gắn liền với người Java (Chà và), tộc người tiền thân của các quốc gia ngày nay như Philippine, Indonesia, Malaysia, Singapor, thậm chí ảnh hưởng đến cả người Xiêm (Thái Lan), Miến Điện (Myanmar)…

Bulkempo khiến Liên hoan võ thuật ngỡ ngàng vì món vũ khí đặc dị

Loạt vũ khí tự chế của Việt Nam khiến mọi đối thủ khiếp đảm

Khác với các vũ khí có lưỡi bén thẳng, Kris gây ấn tượng với lưỡi uốn lượn hình sóng. Nhiều người cho rằng thiết kế này giúp cho nhát cắt và đâm của Kris gây nhiều sát thương hơn. Bản thân chữ “Kris” cũng mang ý nghĩa là “cắt bằng thao tác kéo trượt lưỡi”. Cán của Kris được uốn cong chứ không thẳng như cán các loại kiếm khác. Thiết kế này giúp người cầm Kris không cần duỗi hết cổ tay vẫn có thể hướng mũi Kris dễ dàng về phía trước.

Kris_nomenclature

Những di chỉ khảo cổ cho thấy Kris đã có những mầm mống thiết kế đầu tiên từ thế kỉ thứ 8, và chính thức được hình thành vào khoảng giữa thế kỷ 14. Như vậy, Kris cũng là một trong những “nhân chứng” sống suốt nhiều thế kỷ chiến tranh liên miên của các tộc người Java. Kris được thừa nhận như một vũ khí chính thống trong các môn võ Nam Á như Silat, Eskrima… với các bài quyền và kỹ thuật đặc trưng.

Một thanh Kris được trang trí tinh xảo.
Một thanh Kris được trang trí tinh xảo.

Theo văn hoá Java, Kris chứa đựng đủ 5 yếu tố tự nhiên: Nước – Lửa – Đất – Khí – Linh hồn. Không chỉ là một vũ khí, Kris còn là một biểu tượng văn hoá, tập trung mọi tinh hoa của người Java từ kỹ thuật luyện kim cho đến điêu khắc. Nhiều thanh Kris được trang trí, chạm trổ hết sức công phu, được xem như biểu tượng của quyền lực. Trong suốt 2 cuộc thế chiến, nhiều thanh Kris đã “lưu lạc” đến các nước phương Tây, sở hữu vị trí xứng đáng trong các bảo tàng danh giá, trên kệ “chiến tích” của những tay sưu tầm lừng danh.

Do được phổ biến trên một lãnh thổ rất lớn nên Kris ngày nay có nhiều điểm khác biệt trong thiết kế giữa các vùng miền. Chẳng hạn thanh Kris này có phần cán thẳng, không cong như nhiều loại khác.
Do được phổ biến trên một lãnh thổ rất lớn nên Kris ngày nay có nhiều điểm khác biệt trong thiết kế giữa các vùng miền. Chẳng hạn thanh Kris này có phần cán thẳng, không cong như nhiều loại khác.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”107399″]

Phạm Vũ