Trong chiến tranh hiện đại lẫn những cuộc chiến thời trung cổ, binh sĩ buộc phải có giáp mũ (helmet) trong chiến trận. Không ai biết người phát minh là giáp mũ là ai, nhưng nó lại có nhiều hình dáng và những câu chuyện “quái dị” về nó.
Lantern Shield: Vũ khí độc đáo thời trung cổ Châu Âu
8 vũ khí “huyết tử” của Ninja khiến vạn người khiếp sợ
Có một câu chuyện vui như sau: Năm 1066, vua Geoffrey đang trên đường sang Rome thì con chim ưng của ông tấn công một con gà trong sân quán trọ. Bà chủ quán tức quá, vớ lấy cái chảo ném trúng đầu Geoffrey, thế là nhà vua băng hà. Người Norman nhân cơ hội đó lẻn sang cướp đất của vua nhưng bọn chúng rút kinh nghiệm đội mũ sắt đi vào, dĩ nhiên là để đề phòng những vật thể bay tầm thấp.
Theo các nhà sử học, giáp mũ cổ xưa nhất xuất hiện vào 900 năm trước công nguyên của người Assyrian. Truyền thuyết kể rằng, ban đầu nó chỉ là một lớp mặt nạ bằng sắt để che giấu việc nhà vua hoặc đại tướng đã qua đời nhằm củng cố lòng binh. Tuy nhiên, sau khi thấy được hiệu quả thực dụng trên chiến trường, con người liền sản xuất đại trà để bảo vệ những chiến binh.
Đến thời trung cổ Châu Âu, giáp mũ không chỉ là một món vũ trang đơn thuần mà còn thể hiện sự uy quyền và danh tiếng trong một dòng họ. Nguyên nhân là do trong cuộc thi đấu giữa những hiệp sĩ, khán giả không biết ai vào ai thế nên mỗi dòng họ hoặc hiệp sĩ tự tạo ra hình ảnh riêng trên giáp mũ để người xem có thể nhận biết.
Hiện nay, giáp mũ trong quân đội để tránh những mảnh đạn, mảnh bom bắn ra. Hay trong thi đấu võ thuật cũng sử dụng nón bảo hiểm, với đủ kiểu cách.
Tuy có nhiều biến thể ở từng nền văn hóa khác nhau, nhưng mục tiêu chính vẫn là bảo vệ người sử dụng khỏi những chấn thương quan trọng.
Quang Lữ