Lý do Thất Sơn thần quyền bị gọi là “võ ma, dị giáo”

Sau nhiều cuộc hẹn, PV mới được gặp anh D., người được xem là chưởng môn của môn phái Thất Sơn thần quyền ở phía Bắc.

Đại chiến giang hồ lừng lẫy của Thất Sơn thần quyền
Sự thật về võ phái ‘người cứng như sắt’ ở miền Nam

Tuy nhiên vì một số lý do anh không tự nhận mình là chưởng môn và cũng muốn ở ẩn nên chúng tôi không tiện nêu tên thật của anh. Tuy nhiên, cuộc gặp này đã cung cấp thêm cho chúng tôi rất nhiều thông tin góp phần giải mã môn phái này. Từ trước đến nay và ngay cả đến bài viết này thì hành trình giải mã môn phái kỳ bí này của chúng tôi vẫn đang được xem là những viên gạch đầu tiên…

CHÂN NHÂN BẤT LỘ TƯỚNG

Anh khá bận, ngoài công việc kinh doanh, công việc trong môn phái khiến cuộc hẹn của chúng tôi phải rất nhiều lần mới có thể sắp xếp được. Lúc chúng tôi gặp nhau cũng là lúc anh chuẩn bị hành trang tiếp tục vào Huế để tham dự ngày giỗ của sáng tổ Ba Cảo (Võ sư Nguyễn Văn Cảo, người được coi là sáng tổ của võ Thất Sơn thần quyền). Cũng trong quá trình nói chuyện, nhiều đệ tử khắp nơi của võ Thất Sơn thần quyền cũng về gặp anh để thắp nén nhang cho sáng tổ.

Lễ cúng tổ của môn phái Thất Sơn.
Lễ cúng tổ của môn phái Thất Sơn.

Ngoài những kiến thức về võ Thất Sơn thần quyền mà chúng tôi có dịp giới thiệu với độc giả ở các kỳ trước, khi tiếp xúc với các cao thủ, anh D. cũng trao đổi với chúng tôi về đức hạnh và cơ duyên của môn phái.

Theo đó, sau khi sáng tổ Nguyễn Văn Cảo lập ra môn phái, các môn đồ của võ Thất Sơn thần quyền cũng đông hơn và tổ chức của môn phái cũng được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Những gì người đời nhìn vào môn phái bí ẩn này có những điều họ không thể lý giải được nên họ đặt ra cho môn phái Thất Sơn thần quyền đủ các loại biệt danh như: Võ bùa, võ ma, thần quyền… và biến nó trở thành một môn phái như dị giáo.

Cũng theo anh D., Thất Sơn thần quyền về mặt dương công (tức quyền pháp) không có hệ thống quyền pháp phức tạp, không luyện tập binh khí cũng như thi đấu đối kháng. Người luyện tập không đánh theo khuôn mẫu.

Nhìn một người theo Thất Sơn luyện tập múa may quay cuồng, không giống bất kỳ một môn võ nào, y như người “tẩu hỏa nhập ma”, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là một sức mạnh tuyệt đỉnh, chỉ cần lãnh một đòn, đối phương có thể vong mạng.

Thế nhưng, khi môn sinh tìm hiểu sâu, Thất Sơn thần quyền là một chi phái trong võ công mật tông và lấy di nguyện của đức Phật làm tôn chỉ thực hiện võ học hành hiệp. Đệ tử Thất Sơn thần quyền, như đã nói ở các kỳ trước khi nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo.

Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử Thất Sơn thần quyền còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người.

Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học Thất Sơn thần quyền. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng có cơ duyên được học “thần quyền”. Do đó khi vượt qua được 9 lời thề ban đầu của người học, sư phụ và học trò sẽ nhìn thấy cơ duyên của học trò đó có tiếp tục tiến tới những tầng tiếp theo của võ công Thất Sơn hay không.

Khi tiếp xúc với 16 lời thề tiếp theo, môn sinh sẽ được đọc kỹ và nói chuyện với sư phụ để tiếp tục tiến đến những khóa luyện trì cao hơn. Trong số những lời thề cấp cao hơn có những lời thề đặc trưng cấm phạm phải như: Không ăn đồ cúng vong quỷ, cô hồn các đảng – quỷ ma hay phá hại con người… (cửu quyến thất tổ, thân thuộc không phải là hàng vong quỷ)… nhịn kẻ làm phiền lòng, Không thoái lui lúc gặp nguy hiểm; Không tự cao tự đắc, khinh người; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không tham lam, gian dối, xảo trá; Không trộm cắp, cướp giật, móc túi; Không chiếm đoạt tài sản người khác… và khi đạt được đến những đỉnh cao hơn có thể thề đến hàng chục điều (cao nhất 55 điều).

BÍ MẬT VỀ ĐỨC HẠNH KHỔ LUYỆN

Chính bản thân anh D. khi được thầy Ba Cảo dạy dỗ cũng đã rất nhiều lần thất bại, muốn bỏ, nhưng với cơ duyên được định sẵn anh D. vẫn tiếp tục và đã vượt qua được rất nhiều thử thách, để đến bây giờ anh đạt ngưỡng “vô lượng”. Tuy là người phụ trách môn phái nhưng bản thân anh D. vẫn hành hương vào vùng Thất Sơn (An Giang) để trì luyện những bài đỉnh cao trong võ học Thất Sơn.

Cũng theo các đệ tử đến viếng sáng tổ của anh D., việc thực hiện đức hạnh khổ luyện rất khó, nếu nhiều người phạm phải, không chịu kiên trì rất dễ dẫn đến thất bại và lãnh những hậu quả thảm khốc.

Thế quyền của các môn phái khác sẽ được học nhanh chóng nếu đạt đến công năng nhất định.
Thế quyền của các môn phái khác sẽ được học nhanh chóng nếu đạt đến công năng nhất định.

Việc rèn luyện đức hạnh trong khổ luyện chủ yếu dành cho môn sinh phát triển về pháp. Đối với pháp vi diệu là khó tin đối với quần chúng. Việc rèn luyện đức hạnh pháp môn, khi đạt được hạnh độ nhất định thì có thể biết một người cách xa cả ngàn cây số họ nghĩ gì, có gặp chướng vật hay sự cố gì không. Việc hạnh pháp môn được độ hạnh thông qua rèn luyện có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa bệnh điên thành lành. Việc thực hiện đạt được hạnh độ này vẫn đang là cái đích mà nhiều vị chân tu trong môn tu luyện.

Đối với pháp học trong Thất Sơn thần quyền thì cao, nhưng không phải bất kỳ ai cũng làm. Theo anh D., khi nào thực sự cần kíp việc sử dụng pháp để cứu thế thì mới sử dụng, đối với một người tu luyện hạnh độ cao họ sẽ biết lúc nào cần ra tay giúp người lúc nào không, mỗi truyền nhân trong môn phái phải tự biết lúc nào mình cần giúp đỡ, lúc nào không. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp “thấy chết mà không cứu”, trái với lời di tu trong pháp thì có thể sẽ phải trả giá rất đắt.

Để có pháp, không phải cứ khổ công tu luyện hay chỉ đọc chú là được. Việc này phải phụ thuộc vào đức hạnh khổ luyện và tâm đức của người lãnh ngộ Phật pháp anh tinh tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Đây là một việc quan trọng trong luyện độ hạnh pháp trong Thất Sơn thần quyền.

Do đó, không phải đệ tử rèn luyện lâu năm trong môn là trở thành người giỏi. Giỏi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hạnh độ và sự khai mở trong tĩnh tâm, tĩnh độ của người khai luyện.

Cũng chính vì vậy, người thành đạo trong Thất Sơn cũng không ít nhưng giữ được hạnh đạo đó còn khó vô cùng. Chính vì vậy Thất Sơn thần quyền cũng đã từng có những tên tuổi lẫy lừng, đã từng đạt đến cấp độ huyền thoại nhưng chỉ vì làm nhiều việc phạm, không có tâm đức, kiêu ngạo nên đã mất hẳn quyền pháp và trở nên vô dụng.

Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền trong Thất Sơn thần quyền là cực hiếm. Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình không thể nhận biết mà sửa chữa.

Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn. Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. “Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. Ấy là chuyện chọn đệ tử của chưởng môn thôi. Còn đầu lĩnh của từng vùng, việc chọn đệ tử thoáng hơn”, anh D. kết luận.

CÔNG NĂNG ĐỈNH CAO LÀ CHỮA BỆNH

“Theo một số đệ tử của Thất Sơn thần quyền, việc học pháp và tích đủ hạnh pháp có thể bấm huyệt chữa bệnh, nhất là các bệnh về khớp. Đỉnh cao hơn, khi luyện thành một công năng nhất định, người luyện có thể khám bệnh bằng 2 bàn tay, áp vào người bệnh và sẽ biết được bệnh tật bên trong con người. Trong những trường hợp cấp cứu như ngất, co giật họ hoàn toàn có thể kiểm soát vấn đề rất nhanh. Bên cạnh đó trong quyền thuật họ có thể học và sao chép rất nhanh thế võ của môn phái khác sau chỉ một lần nhìn.”

Có thể bạn quan tâm: 36 động tác võ cổ truyền được đưa vào trường học

[jwplayer player=”1″ mediaid=”89653″]

Theo Người Đưa Tin